số điện thoại tiếp nhận
phản ánh kiến nghị về tthc
1
Phòng Tổng hợp - UBND tỉnh
Điện thoại: 02963.957.006
Email: thutuchanhchinh@angiang.gov.vn
2
Tổ kiểm tra công vụ
Điện thoại: 02963.957.049 - 0378.247.247
Email: kiemtracongvu@angiang.gov.vn
đường dây nóng ngành nông nghiệp An Giang
1
2
Ông Lê Hoàng Tâm (Phó Chánh Văn phòng Sở)
Điện thoại: 0919.199.392
Email: lhtam@angiang.gov.vn
02:45 19/12/2024
Thời tiết đã bắt đầu vào lạnh làm sao nuôi ếch cho đạt và những điều cần lưu ý khi nuôi vào mùa lạnh và phòng bệnh thế nào?
Ếch là loài lưỡng cư sống ở hai môi trường trên cạn và dưới nước, ếch loài máu lạnh nên ếch chịu rét và nóng kém do đó khi thời tiết thay đổi ếch giảm ăn, bắt mồi kém dẫn đến ếch không phát triển tốt dễ sinh bệnh ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi.
|
Nguyên nhân thời tiết lạnh ếch giảm ăn, khắc phục bằng cách:
+ Cho ếch ăn lựa thời điểm nắng lên mạnh, tốt nhất khoảng 8- 9 giờ sáng, lượng thức ăn giảm đi 50% khẩu phần ăn hằng ngày. Bổ sung vitamine C, men tiêu hóa vào thức ăn, bổ sung men tỏi.
+ Khi nuôi ếch thông thường sử dụng 30% đạm là tốt nhất, khi thời tiết lạnh ếch ăn ít làm sao cung cấp đầy đủ năng lượng cho ếch phát triển. Do đó người nuôi phải tăng độ đạm lên 35% và trộn thêm dinh dưỡng và chất tăng trọng, để ếch bắt mồi thức ăn ít mà chất lượng đầy đủ đảm bảo dinh dưỡng giúp ếch khoẻ.
+ Ngoài ra quản lý môi trường nuôi tốt, chọn giống khoẻ mạnh.
Thay nước ao 7 ngày/lần, mỗi lần thay khoảng 30% lượng nước. Đối với bể nuôi nên thay mỗi ngày sau khi cho ếch ăn 2 giờ.
Định kỳ 5 – 7 ngày dùng chế phẩm vi sinh EM 1 lần. Thời gian tốt nhất để tạt chế phẩm vi sinh từ 15 – 17 giờ.
Định kỳ 10 – 15 ngày tạt Iodine sát khuẩn nước ao nuôi, bể nuôi
Định kỳ 15 ngày/lần tẩy giun cho ếch
Lưu ý: Khi dùng chế phẩm vi sinh cách 02 – 04 ngày mới sử dụng thuốc sát trùng.
Sau 15-20 ngày tiến hành phân cỡ ếch lại đàn ếch, ếch phân cỡ nhiều sẽ ăn lẫn nhau. Trong quá trình nuôi cũng phải theo dõi và phân cỡ ếch thường xuyên, giúp ếch đồng đều, hạn chế ăn nhau, tăng tỷ lệ sống.
Khi thời tiết lạnh nhiệt độ xuống thấp là điều kiện thích hợp cho vi khuẩn, vi rút phát triển trong môi trường nuôi ếch xuất hiện các bệnh như sau:
Bệnh đỏ chân trên ếch
Nguyên nhân: Do vi khuẩn Aeromonas hydrophila gây ra, ếch hay mắc bệnh vào mùa mưa.
Hiện tượng: Ếch di chuyển chậm chạp, ăn ít đi, có những nốt chấm đỏ trên chân và vùng da dưới bụng, chấm đỏ khắp mình, chân bị sưng, gốc đùi có màu đỏ. Khi mổ bụng sẽ thấy tình trạng chảy máu trong và có nước trong ổ bụng, gan bị bầm và đọng máu.
|
Cách điều trị: Thay nước và sử dụng iodine với liều dùng 1 lít/ 4.000 - 6.000m3
Sử dụng kháng sinh Cephalectin + Sulfadimidine với liều 20g/1kg thức ăn, cho ăn 5 – 7 ngày liên tục.
Bệnh do nhiễm khuẩn, bệnh lở loét (bệnh ghẻ) trên ếch
Nguyên nhân: Do nước dơ bẩn sinh ra vi khuẩn gây bệnh.
Hiện tượng: Ếch ốm yếu, da bị lở loét, mầm bệnh lây lan từ con này qua con khác, ếch hoảng sợ phóng nhảy gây ra vết thương. Trên mình ếch xuất hiện các vết lở loét, ếch có hiện tượng đau nhức, biếng ăn, dẫn đến kiệt sức và chết.
|
Cách chữa trị :
Gentamycin + Levofloxacin với liều 3g/20 kg thức ăn và cho ếch ăn liện tục từ 5 – 7 ngày.
Hoặc Sử dụng kháng sinh Florfenicol + Doxycycline HCl 3g/1kg thức ăn cho ăn liên tục từ 5 – 7 ngày.
Bệnh sình bụng, ăn không tiêu và viêm ruột:
Nguyên nhân: Ếch ăn quá nhiều thức ăn không tiêu hoặc thức ăn bị ôi thiu.
Hiện tượng: Bụng ếch bị trương phình, ếch nằm yên một chỗ, một vài con có ruột và mỡ thoát ra ở lỗ hậu môn, ruột bị sưng và mỏng, bên trong có dịch trong lỏng lẫn với cặn thức ăn không tiêu và có mùi thối.
|
Cách chữa trị: Ngưng cho ăn trong 1 hay 2 ngày hoặc giảm lượng thức ăn xuống, sát khuẩn vèo nuôi
- Ciprofloxacine + Amoxcilin + Colistin 1g/2 kg thức ăn, cho ăn liên tục 5 – 7 ngày.
- Trong suốt quá trình nuôi nên bổ sung men vi sinh LACTO giúp cân bằng và phát triển đường ruột ếch, dùng với tỷ lệ 3 – 5 g/1kg thức ăn.
Bệnh mắt mù, cổ quẹo và quay cuồng trên ếch
Nguyên nhân: Do vi khuẩn Pseudomonas. sp gây ra, do môi trường nước bị dơ hoặc nguồn gốc từ các loài chim cò.
Hiện tượng: Mắt trắng, bị đục mù, viêm sưng vùng mắt, có mủ ở mí mắt, có hiện tượng về thần kinh, thường nằm ngửa bụng thể hiện tình trạng quay cuồng, cổ quẹo. Nếu ếch mù một mắt sẽ có khả năng chữa khỏi, nếu 2 mắt ếch đều mù, cổ quẹo không ăn được hãy bắt ra ngay vì không thể chữa được nữa, ếch sẽ chết.
|
|
Cách chữa trị:
Thuốc sát trùng có phổ diệt khuẩn rộng, tiêu diệt nhanh các loại mầm bệnh do vi khuẩn: Iodine dùng 1 lít/ 4.000 - 6.000m3. Dùng 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 2 ngày trong suốt quá trình trị bệnh.
Sử dụng kháng sinh Ciprofloxacine + sulfamethoxazol + Trimethoprim với liều dùng 3 – 5 g /1 kg thức ăn, ăn liên tục 5 – 7 ngày
Bệnh viêm gan, gan có mủ trên ếch
Nguyên nhân: Ếch bị nhiễm khuẩn từ môi trường nước dơ hay các động vật gây bệnh trung gian.
Hiện tượng: Ếch mắc bệnh thường bỏ ăn, ít hoạt động, gầy đi rất nhanh. Gan ếch sưng to, tái nhợt, có chấm vàng.
Cách chữa trị:
Sử dụng kháng sinh Florfenicol + Doxycycline HCl với liều 2g/1kg thức ăn, cho ăn liên tục từ 5 – 7 ngày.
Quản lý tốt các yếu tố nêu trên sẽ thành công khi nuôi ếch thịt mùa lạnh góp phần tăng năng suất và lợi nhuận./.
Nguyễn Thị Khiếm
Trạm Khuyến nông Châu Phú