số điện thoại tiếp nhận
phản ánh kiến nghị về tthc
1
Phòng Tổng hợp - UBND tỉnh
Điện thoại: 02963.957.006
Email: thutuchanhchinh@angiang.gov.vn
2
Tổ kiểm tra công vụ
Điện thoại: 02963.957.049 - 0378.247.247
Email: kiemtracongvu@angiang.gov.vn
đường dây nóng ngành nông nghiệp An Giang
1
Ông Nguyễn Sĩ Lâm (Giám Đốc Sở)
Điện thoại: 0913.979.245
Email: nslam@angiang.gov.vn
2
Ông Lê Hoàng Tâm (Phó Chánh Văn phòng Sở)
Điện thoại: 0919.199.392
Email: lhtam@angiang.gov.vn
08:00 02/08/2017
Với sự vào cuộc mạnh mẽ của cơ quan chức năng tỉnh An Giang, việc khai thác thủy sản trái phép trên địa bàn tỉnh có dấu hiệu giảm trong những tháng đầu năm 2017. Tuy nhiên, lợi dụng ngày lễ, ngày nghỉ, địa bàn giáp ranh với Đồng Tháp, Cần Thơ, nhiều ngư dân vẫn sử dụng cào điện, xung điện đánh bắt thủy sản theo kiểu tận diệt. Cách khai thác này chẳng khác nào phá “chén cơm” của ngư dân khác trong mùa lũ.
Sáu tháng đầu năm 2017, Chi cục Thủy sản phối hợp với Phòng Cảnh sát Môi trường (PC49), Phòng Cảnh sát Đường thủy (Pc68) và Công an tỉnh An Giang triển khai được 7 đợt kiểm tra khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản thuộc tuyến sông Hậu, sông Tiền. Các địa bàn được tập trung kiểm tra gồm: Xã Mỹ Hòa Hưng (TP. Long Xuyên), xã Bình Hòa (Châu Thành), xã Mỹ Hội Đông, thị trấn Mỹ Luông (Chợ Mới), xã Tân Trung (Phú Tân)... Kết quả, đoàn kiểm tra đã lập biên bản vi phạm hành chính, quyết định, biên bản tạm giữ phương tiện đối với 12 ngư dân cào điện, đồng thời nhắc nhở 45 ngư dân khác về chấp hành theo quy định pháp luật trong khai thác thủy sản. Cơ quan chức năng đã tịch thu 11 dynamo, 1 sạc bình, 1 bình acquy, 1 kích điện cùng 340 mét dây điện, phạt tiền 12 trường hợp với tổng số tiền thu được 53 triệu đồng.Trong 12 vụ bị xử lý vi phạm, có 4 vụ khai thác tại khu vực sông Hậu (đoạn từ hồ Nguyễn Du đến cuối đuôi kè khóm Nguyễn Du,TP. Long Xuyên) và bờ giáp ranh huyện Thanh Bình (tỉnh Đồng Tháp), chiếm 30% số vụ vi phạm.
Cùng với tăng cường kiểm tra, Chi cục Thủy sản đã cấp phát 900 tờ rơi, 30 áp phích cho các Tổ Thủy sản để tuyên truyền cho ngư dân và cộng đồng dân cư tại các chợ, các khu vực tập trung ngư dân đánh bắt thủy sản. Đơn vị cũng đã tổ chức được 15 lớp tập huấn về Luật Thủy sản và các văn bản liên quan đến khai thác, phát triển nguồn lợi cho hơn 400 ngư dân khai thác thủy sản ở các địa bàn trọng điểm trên địa bàn tỉnh.
Những nỗ lực của ngành Nông nghiệp đã góp phần ngăn chặn các hành vi vi phạm trong khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh. Ghi nhận những tháng đầu năm 2017, số vụ khai thác thủy sản trái phép có dấu hiệu giảm bớt so với các năm trước đó. Một số ghe cào đã chuyển sang cào không có sử dụng xung điện. Tuy nhiên, vẫn còn một số ngư dân cào điện ở các tuyến sông vào những ngày lễ, ngày nghỉ và ngày cuối tuần, khai thác thủy sản thuộc các địa phương giáp ranh An Giang với tỉnh Đồng Tháp và TP. Cần Thơ.
Chi cục Thủy sản sẽ tiếp tục phối hợp với các ngành chức năng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trên các tuyến sông, xử lý nghiêm các vụ vi phạm trong khai thác thủy sản. Tăng số đợt thanh tra, kiểm tra, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là vào những ngày cuối tuần. Song song đó là xây dựng các mẫu tờ rơi tuyên truyền về khai khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Đối với các ghe cào khai thác thủy sản vi phạm, sẽ bị cán bộ thanh tra chuyên ngành thủy sản dán vào ghe, đồng thời cho các hộ ngư dân ký cam kết không tái phạm. Đây là cơ sở để xét tình tiết tăng nặng trong xử lý vi phạm nếu các hộ ngư dân này tiếp tục tái phạm. Chi cục Thủy sản sẽ tăng cường công tác phối hợp với UBND các xã, phường, thị trấn tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị 02/2014/CT-UBND, ngày 02-11-2014, của UBND tỉnh về việc tăng cường quản lý hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh.
Phương Tuấn
Chi cục Thủy sản An Giang