số điện thoại tiếp nhận
phản ánh kiến nghị về tthc
1
Phòng Tổng hợp - UBND tỉnh
Điện thoại: 02963.957.006
Email: thutuchanhchinh@angiang.gov.vn
2
Tổ kiểm tra công vụ
Điện thoại: 02963.957.049 - 0378.247.247
Email: kiemtracongvu@angiang.gov.vn
đường dây nóng ngành nông nghiệp An Giang
1
Ông Nguyễn Sĩ Lâm (Giám Đốc Sở)
Điện thoại: 0913.979.245
Email: nslam@angiang.gov.vn
2
Ông Lê Hoàng Tâm (Phó Chánh Văn phòng Sở)
Điện thoại: 0919.199.392
Email: lhtam@angiang.gov.vn
01:30 17/07/2024
Theo kế hoạch của UBND tỉnh An Giang về phát triển ổn định diện tích nuôi cá tra tập trung đến năm 2025 đạt 1.500-1.600 ha, tại các huyện Châu Phú, Châu Thành, Chợ Mới, thành phố Long Xuyên. Các mô hình nuôi thực hiện theo ứng dụng công nghệ cao, tiên tiến, thân thiện môi trường, thích ứng với Biến đổi khí hậu, diện tích nuôi có áp dụng các tiêu chuẩn chứng nhận theo yêu cầu của thị trường đạt 70%; 90% diện tích nuôi cá tra được cấp mã số vùng nuôi.
Xây dựng An Giang trở thành trung tâm sản xuất giống cá tra của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trên cơ sở thực hiện “Đề án Liên kết sản xuất giống cá tra 3 cấp chất lượng cao vùng ĐBSCL tại An Giang”, trong đó, nghiên cứu củng cố, nâng cấp, mở rộng quy mô Trung tâm Giống Thủy sản để đảm bảo năng lực cung ứng giống cá tra cấp vùng, đồng thời, chủ động nguồn giống bố mẹ, xử lý và quản lý tốt nguồn nước, điều kiện môi trường, tăng tỷ lệ sống của cá bột đảm bảo giá thành cạnh tranh, bên cạnh đó, phát triển các giống thủy sản tiềm năng khác có giá trị kinh tế cao như tôm càng xanh toàn đực, lươn đồng,... Xúc tiến và mở rộng hơn nữa thị trường sản phẩm ngành hàng cá tra ở các thị trường Mỹ, EU, Trung Quốc và ASEAN với thị phần chiếm từ 50%-60%. Đồng thời, đẩy mạnh xúc tiến sản phẩm cá tra tiêu thụ thị trường nội địa, phấn đấu đến năm 2025 đạt 8%-10%.
Ngoài ra, tăng cường thực hiện đào tạo chuyên nghiệp hóa cho người nuôi về các kỹ thuật tiên tiến theo tiêu chuẩn ngày càng cao của thị trường cần, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm giảm giá thành, tăng chất lượng nguồn cá nguyên liệu, đồng thời, tăng cường năng lực hỗ trợ của đội ngũ kỹ thuật viên thủy sản hướng dẫn cho các hộ nuôi đạt các chứng nhận chất lượng theo quy định. Xây dựng và triển khai Kế hoạch “Phát triển chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ ngành hàng cá tra” với Công ty cổ phần Cá Tra Việt Úc, Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn,...
Để đạt được mục tiêu chung, tỉnh đã đưa ra mục tiêu cụ thể đến năm 2025 sẽ phát triển diện tích nuôi cá tra tập trung đạt 1.500 ha. Tăng diện tích sản xuất liên kết giữa các hộ nuôi với doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác với doanh nghiệp đảm bảo lợi nhuận cho người nuôi. Và phấn đấu đến năm 2025 thành lập ít nhất 01 hợp tác xã cá tra. Xây dựng 01 chuỗi liên kết cá tra giống theo hướng chất lượng cao và 01 chuỗi liên kết cá tra thương phẩm theo hướng đảm bảo an toàn thực phẩm. Đồng thời tiếp tục triển khai thực hiện “Đề án Liên kết sản xuất giống cá tra 3 cấp chất lượng cao vùng ĐBSCL tại An Giang”. Tỷ lệ giá trị sản phẩm cá tra được sản xuất dưới các hình thức chuỗi liên kết, hợp tác xã, tổ hợp tác từ 30% trở lên. Ngoài ra, Thủy sản nuôi trồng được cấp chứng nhận an toàn thực phẩm trên 20%. Đồng thời phát triển chuỗi liên kết, tổ hợp tác, hợp tác xã cá tra đảm bảo hoạt động có hiệu quả về tổ chức sản xuất, gắn kết toàn chuỗi sản xuất từ cung ứng vật tư nông nghiệp, sản xuất giống, nuôi thương phẩm, phát triển thị trường trong và ngoài nước.
Và đến năm 2030, diện tích nuôi thương phẩm cá tra đạt 1.600 ha, sản lượng cá tra thương phẩm đạt 500.000 tấn, giá trị sản xuất cá tra thương phẩm đạt trên 10.000 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 05-8%, chiếm 80% giá trị xuất khẩu thủy sản.
Đồng thời xúc tiến xây dựng được các chuỗi liên kết tiêu thụ cá tra xuất khẩu đáp ứng giải quyết khoảng 90% tỷ trọng cơ cấu diện tích nuôi cá tra chưa tham gia liên kết tương ứng với sản lượng tiêu thụ được liên kết là 500.000 tấn/năm. Và phấn đấu đến năm 2030 thành lập thêm ít nhất 01 hợp tác xã cá tra. Củng cố các chuỗi liên kết hiện có thành các chuỗi giá trị ngành hàng bền vững, thu hút, mời gọi ít nhất 02 doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu tham gia đầu tư xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ cá tra trên địa bàn tỉnh, mục tiêu gắn các hộ nuôi chưa tham gia vào chuỗi liên kết khép kín từ sản xuất giống, nuôi thương phẩm, chế biến và tiêu thụ. Đảm bảo 90% diện tích nuôi cá tra được chứng nhận VietGap, GlobalGAP, ASC, BAP hoặc Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Để thực hiện cần phải xây dựng vùng nguyên liệu và liên kết tiêu thụ sản phẩm tổ chức theo hướng hình thành các vùng sản xuất có sự liên kết giữa các hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp và người nuôi; tuyên truyền, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật cho nông dân về giống, kỹ thuật nuôi đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Sử dụng con giống giống chất lượng cao, áp dụng tiến bộ kỹ thuật cao, …giúp giảm chi phí đầu vào nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm thất thoát trong quá trình nuôi.
Tổ chức sản xuất như xây dựng được các vùng nguyên liệu tập trung, sự liên kết giữa các hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp và người dân; tuyên truyền, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật cho nông dân về giống, kỹ thuật, trong đó chú ý đến tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Sử dụng con giống đạt chất lượng cao tại địa phương. Tổ chức các lớp tập huấn quy trình kỹ thuật sản xuất cho các hộ nông dân tham gia chuỗi liên kết; ưu tiên đào tạo, tập huấn cho nông dân ở các vùng sản xuất tập trung, vùng chuyên canh tham gia liên kết sản xuất cá tra. Xây dựng 02 mô hình liên kết trong sản xuất cá tra bền vững theo chuỗi giá trị sản phẩm, áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất cá tra nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giảm tổn thất sau thu hoạch. Đồng thời đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng cường liên kết trong sản xuất.
Liên kết phát triển thị trường tổ chức tốt các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ sản phẩm cá tra trong và ngoài tỉnh, phát triển dịch vụ tư vấn thị trường, tiếp thị và phân phối cho các doanh nghiệp sản xuất, chế biến sản phẩm nhằm chào bán, xâm nhập vào các thị trường trong và ngoài nước.Khuyến khích các tổ chức, cá nhân, đặc biệt doanh nghiệp chế biến là nhân tố chủ đạo, sản xuất - kinh doanh theo chuỗi giá trị từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm theo hướng bền vững.
Nguồn: Kế hoạch số 576/KH-UBND
Kim Trang