số điện thoại tiếp nhận
phản ánh kiến nghị về tthc
1
Phòng Tổng hợp - UBND tỉnh
Điện thoại: 02963.957.006
Email: thutuchanhchinh@angiang.gov.vn
2
Tổ kiểm tra công vụ
Điện thoại: 02963.957.049 - 0378.247.247
Email: kiemtracongvu@angiang.gov.vn
đường dây nóng ngành nông nghiệp An Giang
1
Ông Nguyễn Sĩ Lâm (Giám Đốc Sở)
Điện thoại: 0913.979.245
Email: nslam@angiang.gov.vn
2
Ông Lê Hoàng Tâm (Phó Chánh Văn phòng Sở)
Điện thoại: 0919.199.392
Email: lhtam@angiang.gov.vn
10:32 18/12/2024
Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cho rằng, thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang mang lại kết quả tốt cho người trồng lúa, được xem đây là cuộc cách mạng để phát triển ngành hàng lúa gạo ngày càng mạnh và rộng hơn. Đồng thời đây là phương chăm xây dựng thương hiệu lúa gạo Việt Nam giảm phát thải cho bạn bè quốc tế biết đến ngày càng nhiều.
Bộ trưởng nhấn mạnh, mục tiêu tái cấu trúc ngành hàng lúa gạo theo hướng bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và xu thế tiêu dùng xanh toàn cầu. Bộ trưởng chỉ rõ, phát triển nông nghiệp bền vững không thể chỉ chú trọng vào năng suất và sản lượng mà cần hướng đến giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng và giá trị hạt gạo. Đồng thời đảm bảo môi trường và sức khỏe nông dân.
|
Tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp An Giang ước đạt 3,67%
Theo kế năm 2024 An Giang sản xuất 20.609 ha theo quy trình 1 triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao phát thải thấp. Với sự lãnh đạo tỉnh và sự phối hợp thực hiện của các ngành, các cấp, các hội đoàn thể, sự đồng tình ủng hộ của nhân dân nên việc xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện Đề án tương đối thuận lợi. Ngày 17/12, UBND tỉnh An Giang tổ chức Hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện “Đề án phát triển bền vững 1 triệu hec1ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030” tại An Giang.
Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng phát biểu tại Hội nghị |
Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng cho biết, năm 2024 sản xuất nông nghiệp An Giang tiếp tục duy trì và ổn định tốt. Theo đó, tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp ước đạt 3,67% đóng góp quan trọng vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh, ước đạt 7,16% năm 2024. Đối với ngành hàng sản xuất lúa gạo An Giang đạt hơn 618 nghìn hecta, sản lượng trên 4 triệu tấn, xuất khẩu gạo đạt 540 nghìn tấn, kim ngạch xuất khẩu 325 triệu USD, tăng 3% so với cùng kỳ so với năm 2023. Các mô hình sản xuất theo quy trình của Cục Trồng trọt đã được thử nghiệm thành công trong vụ thu đông 2023, khẳng định tính khả thi của việc mở rộng sản xuất theo hướng chất lượng cao, bền vững.
Thực hiện đề án 1 triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL, An Giang đã ban hành kế hoạch số 703/QĐ-UBND ngày 2/5/2024, với mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 đạt 44 nghìn hecta và đến năm 2030 đạt 152 nghìn hecta lúa chất lượng cao phát thải thấp. Qua 7 tháng thực hiện An Giang đã triển khai được 22 mô hình và hơn 8.500 ha lúa canh tác giảm phát thải khí nhà kính. Hiện tỉnh đang tiếp tục chỉ đạo đến năm 2025 đạt mục tiêu kế hoạch đề ra.
Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Văn Mừng, qua triển khai kế hoạch An Giang đánh giá kết quả và kiểm tra nhằm tháo gỡ những khó khăn vướng mắc tại địa phương, Hợp tác xã, doanh nghiệp và người dân để trong thời gian tới không chỉ đạt 44 nghìn hecta vào năm 2025 và có thể cao hơn để mang lại hiệu quả cao cho nông dân tham gia Đề án.
Ông Trần Thanh Hiệp, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn An Giang |
Ông Trần Thanh Hiệp, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn phấn khởi thông tin, nông dân tham gia thực hiện đề án 1 triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao đã mang lại kết quả cao, giúp giảm chi phí, giảm phát thải, nhưng tăng năng suất chất lượng. Bước đầu, với những kết quả khả quan của mô hình điểm có tác động giúp nông dân thay đổi dần tập quán và tư duy trong việc sản xuất theo hướng bền vững và tuân thủ theo một quy trình kỹ thuật sản xuất một cách chặt chẽ. Đây là tiền đề để Đề án càng ngày được lan rộng hơn ở các năm tiếp theo tại An Giang.
Trong năm 2024, Sở Nông nghiệp và PTNT đã triển khai thực hiện diện tích áp dụng theo quy trình 01 triệu hecta năm 2024 đạt được 8.536 ha/20.609 ha, đạt 41,4% diện tích kế hoạch của năm 2024. Song song với các mô hình, tỉnh cũng triển khai 93 lớp tập huấn tuyên truyền về thực hiện các tiêu chí 1 triệu ha và 12 lớp tập huấn kỹ thuật canh tác theo đúng tiêu chí của Bộ Nông nghiệp và PTNT tại các địa phương trên địa bàn tỉnh.
Kết quả tổng kết các mô hình cho thấy đã giảm lượng giống trung bình 67kg lúa giống/ha (Mô hình: 80kg/ha, ruộng đối chứng từ 120 -170 kg/ha). Năng suất ruộng trung bình cao hơn đối chứng 0,1 tấn/ha (Mô hình là 6,5 tấn/ha, ruộng đối chứng 6,4 tấn/ha). Chi phí sản xuất giảm trung bình 4 - 5 triệu đồng/ha. Lợi nhuận mô hình cao hơn đối chứng từ 3,6-5,3 triệu đồng/ha. Nông dân ứng dụng về cơ giới hóa trong thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao đạt trên 70% ở các khâu trong sản xuất lúa.
Nông dân tham gia Hợp tác xã giảm chi phí sản xuất và tăng thu nhập
Hiện An Giang có trên 300 nghìn nông dân trực tiếp sản xuất lúa và 229 Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp đang đóng vai trò quan trọng trong việc tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao.
Ông Trần Văn Lô Ba, Chủ tịch HĐQT - Giám đốc HTX Nông nghiệp Phú Thạnh, Phú Tân An Giang nhận định mô hình liên kết nông hộ, HTX và doanh nghiệp đã mang lại lợi ích thiết thực, giúp ổn định đầu ra cho nông dân, tạo vùng nguyên liệu lớn, giảm chi phí sản xuất và tăng thu nhập nhờ áp dụng tiến bộ kỹ thuật, cơ giới hóa. Góp phần giải quyết khó khăn trong tiêu thụ lúa gạo cho thành viên HTX Nông nghiệp và nông dân. Giúp doanh nghiệp tạo được vùng nguyên liệu với diện tích lớn, đồng bộ, ổn định. Doanh nghiệp đã có ý thức quan tâm đến việc tham gia liên kết chuỗi giá trị với HTX Nông nghiệp góp phần xây dựng và phát triển HTX Nông nghiệp để tổ chức sản xuất, xây dựng vùng nguyên liệu lớn, đồng bộ, ổn định thông qua HTX Nông nghiệp. HTX Nông nghiệp thụ hưởng được các chính sách hỗ trợ của Nhà nước và doanh nghiệp khi tham gia liên kết. Đồng thời tạo việc làm ổn định cho thành viên, cho lao động nhàn rỗi tại nông thôn và duy trì bản chất hoạt động của HTX là vì thành viên HTX Nông nghiệp Phú Thạnh được quy hoạch là vùng sản xuất chuyên canh nếp của Huyện, với diện tích đất trồng lúa nếp 1.700 ha.
Đẩy mạnh tiến bộ khoa học kỹ thuật và cơ giới hóa vào đồng ruộng
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan đề nghị các cấp chính quyền, doanh nghiệp và HTX phải đồng hành cùng nông dân. Doanh nghiệp cần cam kết thu mua lúa gạo với giá cao hơn thị trường nhằm khuyến khích nông dân tham gia HTX, tạo động lực hợp tác và nâng cao lợi nhuận. Tuy nhiên, để đạt được sự bền vững, Bộ trưởng cho rằng điều quan trọng là nâng cao năng lực của người nông dân thông qua các hoạt động khuyến nông, phổ biến kỹ thuật canh tác chính xác và hiệu quả. Đặc biệt, cần nhấn mạnh tầm quan trọng của mô hình 1 triệu hecta lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh”, Bộ trưởng khuyến khích An Giang đẩy mạnh ứng dụng nông nghiệp chính xác. Các mô hình sản xuất lúa giảm lượng giống gieo sạ, giảm phân bón, thuốc BVTV và phát thải; nhưng vẫn đảm bảo chất lượng và giá trị hạt lúa cần được nhân rộng. Điều này không chỉ giúp giảm chi phí mà còn bảo vệ môi trường, cải thiện sức khỏe đất và đa dạng sinh học.
Bộ trưởng lưu ý, quá trình tái cơ cấu ngành hàng lúa gạo phải dựa trên hệ sinh thái liên kết giữa chính quyền, doanh nghiệp và nông dân. Doanh nghiệp cần đầu tư cơ sở hạ tầng, máy móc hiện đại như máy gặt đập liên hợp, cũng như đảm bảo ổn định đầu ra. Chính quyền và các cấp ủy cần sát cánh, lắng nghe và tháo gỡ khó khăn kịp thời, từ đó tạo niềm tin và sự gắn bó của người nông dân với chuỗi sản xuất.
Bộ trưởng nhấn mạnh tầm quan trọng của truyền thông trong việc thay đổi tư duy nông dân và các bên liên quan. Các tài liệu kỹ thuật khuyến nông cần được trình bày dễ hiểu, trực quan để bà con áp dụng hiệu quả. Bộ trưởng kỳ vọng An Giang sẽ là địa phương tiên phong trong xây dựng hệ sinh thái ngành hàng lúa gạo bền vững, góp phần nâng cao thương hiệu và giá trị lúa gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Văn Mừng cảm ơn chân thành đến Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan đã có những phát biểu chỉ đạo gợi mở cho tỉnh để thực hiện tốt hơn đối với đề án 1 triệu hecta lúa. Thời Gian tới tỉnh sẽ bố trí nhiều buổi làm việc từ tỉnh đến cơ sở để gặp gỡ nhau tạo hệ sinh thái. Với tinh thần trách nhiệm cùng địa phương, nông dân, Hợp tác xã, doanh nghiệp, sáng tạo, năng động nhận thức và thực hiện sản xuất theo đề án 1 triệu ha, giảm phát thải hướng đến đạt chuẩn xuất khẩu, đặc biệt là thị trường khó tính như Châu Âu.
Trang Nghiêm
Trung tâm Khuyến nông An Giang