CỔNG THÔNG TIN SỞ NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH AN GIANG
nông nghiệp an giang

số điện thoại tiếp nhận
phản ánh kiến nghị về tthc

1

Phòng Tổng hợp - UBND tỉnh

Điện thoại: 02963.957.006

Email: thutuchanhchinh@angiang.gov.vn

2

Tổ kiểm tra công vụ

Điện thoại: 02963.957.049 - 0378.247.247

Email: kiemtracongvu@angiang.gov.vn

đường dây nóng ngành nông nghiệp An Giang

1

Ông Nguyễn Sĩ Lâm (Giám Đốc Sở)

Điện thoại: 0913.979.245

Email: nslam@angiang.gov.vn

2

Ông Lê Hoàng Tâm (Phó Chánh Văn phòng Sở)

Điện thoại: 0919.199.392

Email: lhtam@angiang.gov.vn

ĐỀ ÁN 01 TRIỆU HECTA CHUYÊN CANH LÚA CHẤT LƯỢNG CAO

Châu Thành khởi động Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”.

04:15 10/05/2024

            Ngày 27/11/2023, tại Quyết định số 1490/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”.  Khi đã có chủ trương thực hiện, vậy vấn đề đặt ra, nông dân cần chuẩn bị những điều kiện như thế nào để tham gia Đề án.
Nhằm góp phần thực hiện mục tiêu của Đề án, Cục Trồng trọt, Viện Nghiên cứu Lúa gạo quốc tế (IRRI) và một số chuyên gia trong nước xây dựng “Quy trình kỹ thuật sản xuất lúa chất lượng cao và phát thải thấp vùng Đồng bằng sông Cửu Long” (Quy trình 1 triệu ha) áp dụng cho vùng sản xuất trong Đề án. Quy trình này tích hợp những kỹ thuật phù hợp nhất từ các quy trình liên quan đã được ban hành; các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước, các mô hình thành công trong thực tiễn và kiến thức chuyên gia, kinh nghiệm từ các địa phương.


             Đề án sẽ thực hiện thí điểm các chính sách mới như: Chi trả tín chỉ carbon dựa trên kết quả, tập trung vào sản xuất phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh. Phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng tuần hoàn, tận dụng tối đa phụ phẩm từ sản xuất lúa gạo, đồng thời khai thác đa giá trị, tạo nhiều sản phẩm chế biến từ lúa gạo.
            Cùng với toàn tỉnh thực hiện Đề án, tại buổi làm việc với Chi Cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh An Giang về chuẩn bị cơ sở dữ liệu tham gia dự án 1 triệu ha lúa chất lượng cao. Qua công tác triển khai nội dung và rà soát diện tích tham gia đề án phát triển 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng Sông Cửu Long đến năm 2030. Theo đó,  huyện Châu Thành đăng ký diện tích các vùng liên kết của đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao đến năm 2030 là 18.849 ha, trong đó đến năm 2025 đăng ký tham gia với diện tích: 4.744 ha, năm 2024 đăng ký 800 ha, gồm có 11 xã và Thị trấn tham gia.


           Để thực hiện tốt mục tiêu của đề án, ông Nguyễn Tấn Phong – Huyện ủy viên, Phó Chủ tịch UBND huyện đề nghị Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn và các Trạm chuyên môn phối hợp với UBND các xã, thị trấn tham gia Đề án, sau khi có văn bản hướng dẫn của cấp trên phải khẩn trương rà soát hiện trạng từng tiểu vùng sản xuất lúa; thống kê các hạn mục công trình cần đầu tư kịp thời đề xuất hỗ trợ nhằm đảm bảo các tiêu chí của Đề án. Đồng thời, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyền truyền để nông dân ở địa phương hiểu rõ hơn về mục đích, ý nghĩa và lợi ích khi tham gia thực hiện Đề án, nhằm nâng cao giá trị trong sản xuất nông nghiệp góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
            Khi đã có diện tích đăng ký cụ thể, những nông dân tham gia đề án phải tuân thủ Quy trình trình canh tác như thế nào để đáp ứng yêu cầu đề án đặt ra. Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Phạm Tuấn - Trưởng Phòng Nông nghiệp huyện Châu Thành cho biết “Đề án “1 triệu hecta  chuyên canh lúa chất lượng cao” là một chủ trương hướng tới mục tiêu quan trọng nhất là tạo ra sinh kế và định hướng phát triển bền vững cho người nông dân trồng lúa. Đề án sẽ hỗ trợ đắc lực cho nông dân giảm chi phí đầu vào. Khi tham gia đề án nông dân sẽ áp dụng các quy trình canh tác bền vững gồm ba hợp phần: Kỹ thuật canh tác; Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch và Quản lý rơm rạ… Các hợp phần này liên kết, thống nhất với nhau tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh đồng bộ áp dụng cho sản xuất lúa trong vùng của Đề án, giúp nông dân gia tăng giá trị sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thu nhập và đời sống của người trồng lúa…”.
           Hiện nay, yêu cầu của thị trường ngày càng cao, quy định của các nước nhập khẩu ngày càng nghiêm ngặt. Đó là chất lượng gạo phải được nâng cao, phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phải tuân thủ trách nhiệm cộng đồng trong bảo vệ môi trường thông qua việc giảm thiểu sử dụng đầu vào sản xuất có nguồn gốc hóa học, sản xuất giảm phát thải. Chính vì thế, khi tham gia đề án “1 triệu hecta  chuyên canh lúa chất lượng cao”  không chỉ giúp nông dân giải quyết được những vấn đề khó khăn trong sản xuất, mà nông dân còn được chuyển giao khoa học, kỹ thuật mới, được đào tạo năng lực sản xuất, giúp nông dân tăng lợi nhuận bình quân người trồng lúa đạt trên 35%. Giảm lượng lúa giống còn 80kg/ha, giảm 30% lượng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, giảm 30% lượng nước tưới.
Bên cạnh các chính sách ỗ trợ từ ngành chức năng và địa phương thì vai trò của các Hợp tác xã, nông dân là rất quan trọng và được xem là yếu tố tiên quyết để thực hiện thành công Đề án, tất cả vì mục tiêu chung là nâng cao giá trị, thu nhập người dân, giúp người dân an tâm sản xuất, làm giàu từ sản xuất lúa gạo dựa trên tiềm năng, thế mạnh của địa phương./.  

 


                                                                            

Trần Ngân
                                                           Trạm Khuyến nông Châu Thành