CỔNG THÔNG TIN SỞ NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH AN GIANG
nông nghiệp an giang

số điện thoại tiếp nhận
phản ánh kiến nghị về tthc

1

Phòng Tổng hợp - UBND tỉnh

Điện thoại: 02963.957.006

Email: thutuchanhchinh@angiang.gov.vn

2

Tổ kiểm tra công vụ

Điện thoại: 02963.957.049 - 0378.247.247

Email: kiemtracongvu@angiang.gov.vn

đường dây nóng ngành nông nghiệp An Giang

1

Ông Nguyễn Sĩ Lâm (Giám Đốc Sở)

Điện thoại: 0913.979.245

Email: nslam@angiang.gov.vn

2

Ông Lê Hoàng Tâm (Phó Chánh Văn phòng Sở)

Điện thoại: 0919.199.392

Email: lhtam@angiang.gov.vn

ĐỀ ÁN 01 TRIỆU HECTA CHUYÊN CANH LÚA CHẤT LƯỢNG CAO

Thoại Sơn: Đánh giá hiệu quả sử dụng máy sạ hàng kết hợp vùi phân tham gia đề án 1 triệu hécta chuyên canh lúa chất lượng cao năm 2024

03:46 04/09/2024

Ngày 29/08, tại ruộng trình diễn mô hình của Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp Tây Phú, huyện Thoại Sơn. Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật An Giang tổ chức trình diễn vận hành, đánh giá hiệu quả sử dụng máy sạ hàng kết hợp vùi phân tham gia đề án 1 triệu hécta chuyên canh lúa chất lượng cao năm 2024. Đến dự có ông Trần Thanh Hiệp, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang và cùng hơn 80 nông dân.

Điểm trình diễn máy sạ hàng kết hợp vùi phân

Trình diễn nhằm triển khai có hiệu quả mô hình lúa ứng dụng quy trình kết hợp tạo điều kiện để các HTX, tổ hợp tác và nông dân tiếp cận thông tin, tiến bộ kỹ thuật về ứng dụng cơ giới hóa trong khâu gieo sạ lúa phục vụ Đề án “Phát triển bền vững một triệu hécta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030”.

Tại ruộng trình diễn, nông dân được trực tiếp quan sát hoạt động máy sạ lúa theo hàng kết hợp vùi phân bón. Máy gồm động cơ máy kéo 45 mã lực gắn với bộ phận chứa lúa giống và bộ phận chứa phân. Khoảng cách giữa hai hàng chính là 20 cm; khoảng cách hàng biên là 40 cm. Ở điều kiện bình thường máy hoạt động được 06 ha/ngày; Lượng lúa giống sử dụng 80 kg/ha và lượng phân bón vùi 200 kg lúc sạ và 100-120 kg/ha khi đón đồng. Mô hình giúp giảm được lượng giống gieo sạ, giảm được phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), giảm phát thải, giảm ô nhiểm môi trường, hạn chế đổ ngã và tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa.

Nông dân trao đổi tại hội thảo

Sau khi xem trình diễn máy, nông dân cùng các diễn giả cùng nhau trao đổi, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm về giá trị đầu tư, công suất hoạt động của máy, các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật cần thiết để giúp vận hành máy cho từng vùng đất sản xuất khác nhau; các giải pháp sử dụng phân bón hiệu quả của Cty MTK Hữu Thành.

Máy tích hợp được sạ lúa theo hàng kết hợp với bón vùi phân cùng lúc sẽ khai thác triệt để hơn các lợi thế như giảm số lần bón phân, giảm thất thoát phân bón đặc biệt là phân đạm do bốc hơi hoặc rửa trôi, qua đó giảm ô nhiểm môi trường, giảm được nhân công lao động.

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Trần Thanh Hiệp

Theo ông Trần Thanh Hiệp, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận định, mô hình sẽ giúp nông dân chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, lợi nhuận trước mắt là nông dân đã giảm được lượng giống gieo sạ, lượng phân bón hóa học, hướng tới bán tín chỉ cacbon… Trong thời gian tới ngành nông nghiệp và chính quyền địa phương đẩy mạnh mô hình, từng bước hướng dẫn nông dân áp dụng các biện pháp kỹ thuật, đặc biệt là ngập khô xen kẻ. Hội thảo sẽ ghi nhận đầy đủ các chỉ tiêu một cách chính xác khách quan, trung thực để nông dân thấy được kết quả, áp dụng làm theo từ đó sẽ làm thay đổi diện mạo nông nghiệp địa phương.

Qua tham quan thực tế tại mô hình vận hành, đánh giá hiệu quả sử dụng máy sạ hàng kết hợp vùi phân tham gia đề án 1 triệu hécta chuyên canh lúa chất lượng cao năm 2024, với sự quyết tâm, đồng lòng của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lãnh đạo địa phương cùng nông dân trong HTX, tin tưởng rằng mô hình sẽ thành công trong thời gian tới./.  

 

Phan Phi Hùng-Trung tâm Khuyến nông