số điện thoại tiếp nhận
phản ánh kiến nghị về tthc
1
Phòng Tổng hợp - UBND tỉnh
Điện thoại: 02963.957.006
Email: thutuchanhchinh@angiang.gov.vn
2
Tổ kiểm tra công vụ
Điện thoại: 02963.957.049 - 0378.247.247
Email: kiemtracongvu@angiang.gov.vn
đường dây nóng ngành nông nghiệp An Giang
1
Ông Nguyễn Sĩ Lâm (Giám Đốc Sở)
Điện thoại: 0913.979.245
Email: nslam@angiang.gov.vn
2
Ông Lê Hoàng Tâm (Phó Chánh Văn phòng Sở)
Điện thoại: 0919.199.392
Email: lhtam@angiang.gov.vn
03:15 19/03/2024
Sáng ngày 15/3, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh tổ chức Hội thảo về vai trò, nhiệm vụ của khuyến nông, khuyến nông cộng đồng trong thực hiện đề án 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp. Tham dự có Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam; các vụ, viện, trung tâm thuộc bộ; lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Khuyến nông các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Long An, Hậu Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang; chuyên gia khoa học các viện, trường trong cả nước tham dự hội thảo.
Quang cảnh hội thảo Vai trò, nhiệm vụ của tổ khuyến nông, khuyến nông cộng đồng |
Mô hình tổ khuyến nông cộng đồng được triển khai thực hiện theo Đề án: “Nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông trên cơ sở kiện toàn mô hình tổ khuyến nông cộng đồng”.
Nhiệm vụ của hệ thống khuyến nông, khuyến nông cộng đồng trong thực hiện Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030 được thể hiện tóm tắt qua sơ đồ sau:
Sơ đồ: Vai trò của khuyến nông, KNCĐ trong triển khai Đề án |
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam nhấn mạnh, đây là đề án rất lớn, để đạt được các mục tiêu đề ra, cần có sự quyết tâm, nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với các Bộ, ngành Trung ương và đặc biệt là sự chủ động vào cuộc của các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó hệ thống khuyến nông, đặc biệt là lực lượng khuyến nông cộng đồng đóng vai trò nòng cốt trong quá trình thực hiện, đồng hành cùng nông dân, giúp nông dân tổ chức lại sản xuất, đào tạo tập huấn nâng cao năng lực và là cầu nối giữa nông dân với doanh nghiệp.
Các đại biểu thảo luận về vai trò, nhiệm vụ của tổ khuyến nông cộng đồng |
Thứ trưởng cho biết, hiện Ngân hàng Thế giới thống nhất mua tín chỉ cacbon trong đề án 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp với giá khoảng 10 USD/tấn, 1 ha lúa nông dân có thêm thu nhập khoảng 100 USD từ việc bán tín chỉ carbon.
Ông Trần Thanh Hiệp, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang |
Ông Trần Thanh Hiệp, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang cho biết, tỉnh đã thành lập được 125 tổ Khuyến nông cộng đồng với trên 1.500 thành viên để thực hiện đề án. Tuy nhiên, thời gian qua các tổ Khuyến nông cộng đồng hoạt động còn rời rạc do chưa có kinh phí hoạt động, chủ yếu lồng ghép kinh phí theo nhiệm vụ chuyên ngành, còn hạn chế về các kiến thức liên quan đến đề án.
Ngành nông nghiệp An giang kiến nghị các bộ ngành Trung ương tăng cường đào tạo tập huấn nâng cao kiến thức cho tổ Khuyến nông cộng đồng về áp dụng các công nghệ giảm phát thải và giám sát đo đạc MRV, quy trình canh tác, thị trường cacbon, hình thức chi trả tín chỉ cacbon, địa phương cũng mong muốn Trung ương hướng dẫn cơ chế chính sách cụ thể hơn để hỗ trợ tổ khuyến nông cộng đồng hoạt động hiệu quả.
Các đại biểu cũng đã thảo luận sâu về công tác phối hợp với hệ thống khuyến nông để triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, giảm phát thải. Đồng thời làm rõ vai trò lực lượng khuyến nông, từ khuyến nông Trung ương cho đến khuyến nông cộng đồng cũng như những vướng mắc, bất cập trong hoạt động của lực lượng khuyến nông cộng đồng hiện nay.
Hoạt động của lực lượng KNCĐ còn không ít khó khăn, hạn chế như: Đa số cán bộ khuyến nông cộng đồng là kiêm nhiệm nên thời gian chủ yếu dành cho công tác chuyên môn. Thiếu các thành viên có chuyên môn, đam mê, có kinh nghiệm trong công tác khuyến nông. Hoạt động khuyến nông chỉ mới tập trung nhiều đến việc chuyển giao kỹ thuật mới chưa chú trọng đến phát triển thị trường, liên kết theo chuỗi giá trị, quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc. Kinh phí hoạt động còn hạn chế, chưa cân đối được nguồn kinh phí cho công tác triển khai thực hiện.
Có thể khẳng định rằng, kết nối giữa các tác nhân tham gia Đề án (giữa người nông dân với doanh nghiệp, giữa người dân với các tổ chức xã hội, giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp...) là vai trò quan trọng, nổi bật nhất của khuyến nông, khuyến nông cộng đồng. Đồng hành và cùng tham gia với người nông dân trong toàn bộ quá trình triển khai Đề án làm nhiệm vụ cao cả nhất.
Phát biểu của ông Trần Thanh Nam Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Thứ trưởng Trần Thanh Nam đề nghị: “Qua hội nghị hôm nay, đề nghị các đồng chí chỉ đạo rà soát lại lực lượng khuyến nông ở các địa bàn. Một là hợp tác xã, thứ hai là lực lượng khuyến nông cộng đồng để chúng ta đo đếm. Nếu địa bàn không có lực lượng khuyến nông thì chúng ta không đo đếm được. Rất mong các đồng chí về tham mưu cho Sở Nông nghiệp và PTNT, Ủy ban nhân dân tỉnh để triển khai củng cố, kiện toàn và mở rộng lực lượng khuyến nông ở địa bàn. Còn các vấn đề cụ thể liên quan tới khuyến nông, các đồng chí có vướng gì thì trao đổi với Trung tâm Khuyến nông quốc gia để tháo gỡ, sẵn sàng tiếp nhận công việc.
Để hoàn thành xứ mệnh trên, hệ thống khuyến nông, khuyến nông cộng đồng cần triển khai tốt một số một số nhiệm vụ trọng tâm cụ thể sau:
Tiếp tục củng cố hoàn thiện hệ thống tổ chức từ Trung ương tới địa phương, đặc biệt là tổ chức khuyến nông cộng đồng phù hợp để triển khai các nội dung trong Đề án.
Đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ làm công tác khuyến nông, đặc biệt là lực lượng khuyến nông cộng đồng trở thành những người chuyên gia trong sản xuất lúa nói riêng và sản xuất nông nghiệp nói chung.
Xây dựng kế hoạch triển khai Đề án cho từng năm, từng giai đoạn cụ thể. Đặc biệt cần làm rõ phương án tổ chức thực hiện cho từng nội dung, nhiệm vụ cụ thể.
Làm tốt công tác phối hợp với Ban chỉ đạo Đề án, chính quyền địa phương, các đối tác tham gia trong quá trình triển khai, thực hiện./.
Phi Hùng
Trung tâm Khuyến nông An Giang