CỔNG THÔNG TIN SỞ NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH AN GIANG
nông nghiệp an giang

số điện thoại tiếp nhận
phản ánh kiến nghị về tthc

1

Phòng Tổng hợp - UBND tỉnh

Điện thoại: 02963.957.006

Email: thutuchanhchinh@angiang.gov.vn

2

Tổ kiểm tra công vụ

Điện thoại: 02963.957.049 - 0378.247.247

Email: kiemtracongvu@angiang.gov.vn

đường dây nóng ngành nông nghiệp An Giang

1

Ông Nguyễn Sĩ Lâm (Giám Đốc Sở)

Điện thoại: 0913.979.245

Email: nslam@angiang.gov.vn

2

Ông Lê Hoàng Tâm (Phó Chánh Văn phòng Sở)

Điện thoại: 0919.199.392

Email: lhtam@angiang.gov.vn

ĐỀ ÁN 01 TRIỆU HECTA CHUYÊN CANH LÚA CHẤT LƯỢNG CAO

An Phú: Thực hiện Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chất lượng cao

04:48 06/08/2024

         Nhằm nâng cao thu nhập cho người trồng lúa, giảm phát thải khí nhà kính, thích ứng với biến đổi khí hậu bảo vệ môi trường sinh thái. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện An Phú phấn đấu hoàn thành Đề án phát triển bền vững 1 triệu há lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

          Thực hiện Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao, gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phát động. An Giang xây dựng kế hoạch chi tiết đăng ký thực hiện 150.000ha đến năm 2030. Trong đó, An Phú được phân bổ đến năm 2030 thực hiện 8.000ha. Trên cơ sở diện tích được phân bổ, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện An Phú đã rà soát các vùng quy hoạch chuyên canh sản xuất tập trung và tiểu vùng sản xuất lúa trên địa bàn huyện. Qua đó, đề ra mục tiêu, thống nhất lộ trình thực hiện đến năm 2030. Theo đó, phấn đấu từ nay đến năm 2025 thực hiện đạt 2.700ha (trên cơ sở diện tích vùng dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững VnSAT trước đây và nhân rộng ở những vùng thuận lợi) và đến năm 2030 là 10.050ha.

          Để thực hiện đạt mục tiêu đề ra của Đề án, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện An Phú sẽ xác định quy mô vùng sản xuất lúa tập trung, đảm bảo đủ điều kiện để sản xuất ít nhất 2 vụ lúa/năm và chia làm 2 giai đoạn để thực hiện. Giai đoạn 1 đến năm 2025, tập trung thực hiện ở các xã thị trấn đã tham gia các dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững VnSAT; Dự án chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững Đồng bằng sông Cửu Long (Dự án WB9). Đồng thời, mở rộng ra các xã, thị trấn có vùng sản xuất lúa tập trung.

         Giai đoạn 2: (2026-2030) xác định cụ thể khu vực trọng tâm để lập dự án đầu tư phát triển vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp, ngoài vùng Dự án VnSAT. Giai đoạn này sẽ tập trung vào các hoạt động chủ yếu như: Đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho những vùng diện tích mới; Tổ chức lại sản xuất, xây dựng chuỗi giá trị, hoàn thiện hệ thống (đo đạt, báo cáo, kiểm tra) và có diện tích đủ điều kiện tham gia chi trả tín chỉ carbon.

          Ngoài xây dựng vùng nguyên liệu lúa chất lượng cao theo Đề án, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện phấn đấu vận động đến năm 2030 có ít nhất 6.000 hộ nông dân áp dụng quy trình canh tác bền vững; 100% diện tích sản xuất vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp có liên kết giữa doanh nghiệp với Tổ hợp tác, Hợp tác xã, Tổ chức nông dân; 100% diện tích áp dụng ít nhất một quy trình canh tác bền vững như: 1 phải 5 giảm, SRP, tưới ước, khô xen kẽ và các tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt được chứng nhận và được cấp mã số vùng trồng; lượng phấn bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật hóa học giảm 30%; Tỷ lệ cơ giới hóa đồng bộ đạt trên 70% diện tích; thất thoát sau thu hoạch dưới 8%; 100% lượng rơm được thu gom khỏi đồng ruộng, để chế biến tái sử dụng; giảm 10% lượng phát thải khí nhà kính so với canh tác truyền thống; Giá trị gia tăng trong chuỗi lúa gạo tăng 40%, trong đó tỷ suất lợi nhuận người trồng lúa đạt trên 50%; Lượng gạo xuất khẩu mang thương hiệu chất lượng cao, phát thải thấp chiếm trên 20% tổng lượng gạo xuất khẩu của toàn vùng chuyên canh.

         Triển khai Đề án phát triển 1 triệu ha lúa chất lượng cao, gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu long. An Phú gặp thuận lợi do có diện tích sản xuất lúa lớn trên 30.000ha/năm; nông dân An Phú hầu hết đã hình thành được tập quán sử dụng giống lúa xác nhận trong sản xuất, đáp ứng được yêu cầu về đảm bảo chất lượng giống. Bên cạnh đó, sự tham gia mạnh mẽ của doanh nghiệp vào chuỗi liên kết cũng là một lợi thế để An Phú triển khai thực hiện có hiệu quả mục tiêu của Đề án. Qua đó, góp phần nâng cao giá trị cũng như lợi nhuận cho nông dân trồng lúa, tiến tới, phát triển nông nghiệp bền vững hơn./.

Thế Anh