số điện thoại tiếp nhận
phản ánh kiến nghị về tthc
1
Phòng Tổng hợp - UBND tỉnh
Điện thoại: 02963.957.006
Email: thutuchanhchinh@angiang.gov.vn
2
Tổ kiểm tra công vụ
Điện thoại: 02963.957.049 - 0378.247.247
Email: kiemtracongvu@angiang.gov.vn
đường dây nóng ngành nông nghiệp An Giang
1
Ông Nguyễn Sĩ Lâm (Giám Đốc Sở)
Điện thoại: 0913.979.245
Email: nslam@angiang.gov.vn
2
Ông Lê Hoàng Tâm (Phó Chánh Văn phòng Sở)
Điện thoại: 0919.199.392
Email: lhtam@angiang.gov.vn
03:45 15/07/2024
Thực hiện Quyết định số 1490/QĐ-TTg ngày 27/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển bền vững một triệu hécta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030”, An Giang đã đăng ký tham gia vào Đề án này với kỳ vọng đến năm 2025, diện tích canh tác vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp của Tỉnh đạt 44.051 ha (trên cơ sở diện tích vùng Dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững, nhân rộng ở những vùng thuận lợi) và phấn đấu đạt 152.198 ha vào năm 2030.
Dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững tỉnh An Giang là một dự án thành phần của Dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (VnSAT) được thực hiện theo Hiệp định tín dụng giữa Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Thế giới ký ngày 09/07/2015.
Sau 05 năm từ 2015-2020 và gia hạn đến 30/06/2022, Dự án VnSAT ở An Giang đã có 05 huyện với 45 xã tham gia, với tổng diện tích vùng dự án là 38.602 ha, 26.018 hộ tham gia. Cụ thể: An Phú (7 xã), Châu Phú (8 xã), Tịnh Biên (11 xã), Thoại Sơn (13 xã) và Tri Tôn (6 xã).
Kết quả thực hiện các chỉ tiêu phát triển của Dự án VnSAT tại An Giang |
Dự án VnSAT tại An Giang đã góp phần làm thay đổi hành vi sản xuất lúa của các hộ nông dân trong vùng dự án, chuyển đổi từ việc trồng lúa theo kiểu truyền thống sang trồng lúa áp dụng quy trình kỹ thuật canh tác bền vững “Ba giảm ba tăng” (3G3T) và “Một phải năm giảm” (1P5G), giúp giảm chi phí sản xuất, cải thiện năng suất và chất lượng lúa gạo, nâng cao giá trị ngành hàng lúa gạo. Ngoài ra, việc áp dụng các biện pháp canh tác bền vững trong dự án còn mang lại hiệu quả về môi trường, qua việc giảm phân đạm và nước tưới giúp giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Điểm trình diễn ứng dụng quy trình 1P5G trong sản xuất lúa tại huyện Thoại Sơn |
Dự án cũng tạo ra hiệu ứng lan tỏa, trước tiên ở trong các xã tham gia dự án và sang các xã lân cận trong huyện, tỉnh, giúp phát triển ngành hàng chủ lực của tỉnh là lúa gạo. Điển hình là diện tích sản xuất áp dụng 1P5G vào năm 2016 cả tỉnh đạt 47,2%, đến năm 2021 đạt trên 55,2% vụ Đông Xuân và diện tích tiêu thụ lúa theo hợp đồng tăng đều hàng năm, năm 2016 được 30.614 ha/năm, đến năm 2021 đạt 65.307 ha/năm.
Hội nghị triển khai kế hoạch thực hiện Đề án Phát triển bền vững một triệu héc-ta
Trên cơ sở kế thừa, nhân rộng những kết quả mà Dự án VnSAT tại An Giang đã đạt được, đây sẽ là tiền đề quan trọng để thực hiện thành công Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030” tại An Giang.
Việc thực hiện thành công Đề án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong định hướng chuyển đổi phương thức canh tác lúa bền vững ở Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và An Giang nói riêng; giúp tổ chức lại hệ thống sản xuất ngành hàng lúa gạo theo chuỗi giá trị, áp dụng các quy trình canh tác bền vững nhằm khai thác đa giá trị trong sản xuất lúa, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, từ đó thu nhập và đời sống của người trồng lúa được nâng cao, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính, qua đó góp phần thực hiện các cam kết của Việt Nam với quốc tế.
Hồng Quyên
Sở Nông nghiệp và PTNT An Giang