số điện thoại tiếp nhận
phản ánh kiến nghị về tthc
1
Phòng Tổng hợp - UBND tỉnh
Điện thoại: 02963.957.006
Email: thutuchanhchinh@angiang.gov.vn
2
Tổ kiểm tra công vụ
Điện thoại: 02963.957.049 - 0378.247.247
Email: kiemtracongvu@angiang.gov.vn
đường dây nóng ngành nông nghiệp An Giang
1
2
Ông Lê Hoàng Tâm (Phó Chánh Văn phòng Sở)
Điện thoại: 0919.199.392
Email: lhtam@angiang.gov.vn
08:15 11/03/2025
Với mục tiêu hình thành một triệu hécta vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tổ chức lại hệ thống sản xuất theo chuỗi giá trị, áp dụng các quy trình canh tác bền vững nhằm gia tăng giá trị, phát triển bền vững của ngành lúa gạo, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thu nhập và đời sống của người trồng lúa, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính, góp phần thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam.
|
Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030” tại An Giang, đã được triển khai trong thời gian qua và đem lại kết quả rất khả quan. Nhằm giúp nông dân hiểu rõ hơn về mục đích cũng như hiệu quả của mô hình, trong vụ Đông Xuân 2024-2025, Trung tâm Khuyến nông tỉnh An Giang đã triển khai mô hình “Giảm lượng giống gieo sạ” tại xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành.
|
Nhằm đánh giá lại kết quả thực hiện mô hình, ngày 06/03 Trung tâm Khuyến Nông An Giang tổ chức buổi hội thảo tổng kết mô hình. Mô hình được triển khai tại Hợp tác xã Vĩnh Hanh, với quy mô 15ha, có 04 hộ tham gia. Các giải pháp kỹ thuật áp dụng trong mô hình: Giống lúa Đài Thơm 8, cấp độ giống nguyên chủng, sử dụng cho cả mô hình và đối chứng. Mô hình được thực hiện với mật độ gieo sạ 60kg/ha, phương pháp gieo sạ sử dụng máy cấy mạ khay trong khâu cấy lúa. Nông dân sử dụng phân bón chuyên dụng Lúa Xanh (NPK 18-14-6+6S+TE) và Chắc Hạt (NPK 16-6-18+1Mg+TE) với liều lượng khuyến cáo 380kg/ha. Sau thời gian thực hiện, kết quả đạt được như sau:
Chiều cao và số chồi qua các giai đoạn: giai đoạn 20NSC không có sự khác biệt quá lớn giữa các ruộng trình diễn và đối chứng vì có cùng mật độ cấy 60kg/ha, do đó số chồi/m2 từ 405-416 chồi, chiều cao từ 34-39 cm. Giai đoạn 30NSC, số chồi/m2 đạt tối đa, trong đó số chồi/m2 hộ Huỳnh Văn Hậu 817 chồi, thấp hơn đối chứng 51 chồi/m2, hộ Huỳnh Văn Hậu 817 chồi, thấp hơn đối chứng 51 chồi/m2, hộ Đỗ Phúc Duy 820 chồi, thấp hơn đối chứng 48 chồi/m2, hộ Hồ Tấn Khởi 840 chồi, thấp hơn đối chứng 28 chồi/m2 và hộ Nguyễn Hồng Vũ 848 chồi, thấp hơn đối chứng 20 chồi/m2. Điều này cho thấy với lượng phân bón cân đối giữa đạm, lân, kali giúp đạt chồi hữu hiệu tốt hơn. Giai đoạn 92NSC chiều cao cây có sự khác biệt lớn giữa mô hình và đối chứng, trong đó chiều cao cây các ruộng mô hình đều cao hơn đối chứng từ 4-8cm. Số bông/m2 giữa mô hình và đối chứng không có sự khác biệt từ 450-458 bông/m2, tuy nhiên chiều dài bông các ruộng mô hình đều dài hơn đối chứng, cụ thể hộ Đỗ Phúc Duy chiều dài bông trung bình 24cm, Hồ Tấn Khởi, Huỳnh Văn Hậu và Nguyễn Hồng Vũ từ 21-22 cm, đối chứng 19cm.
Tình hình sâu bệnh hại ở giai đoạn mạ thời tiết có sương mù, ẩm độ cao, muỗi hành xuất hiện với mật số cao, trong đó 03 ruộng mô hình Đỗ Phúc Duy, Hồ Tấn Khởi, Huỳnh Văn Hậu và ruộng đối chứng có phun ngừa muỗi hành. Riêng hộ Nguyễn Hồng Vũ không phun. Giai đẻ nhánh cả 4 ruộng mô hình và đối chứng lúa phát triển tốt, tuy nhiên giai đoạn này nông dân phun ngừa đạo ôn. Giai đoạn đòng lúa xuất hiện triệu chứng của muỗi hành gây hại với tỷ lệ giữa các ruộng là 4% ở các ruộng Đỗ Phúc Duy, Hồ Tấn Khởi, Huỳnh Văn Hậu, 6% ở ruộng Nguyễn Hồng Vũ và ruộng đối chứng do bón thừa phân đạm nên tỷ lệ cao hơn khoảng 8%. Giai đoạn trổ/chín cả 4 ruộng mô hình và đối chứng nông dân phun ngừa đạo ôn cổ bông, vi khuẩn, lem lép hạt.
|
Phân bón: Tùy theo tính chất của đất, sự phát triển của cây mà bón phân cân đối. Trong đó lượng phân bón áp dụng cho mô hình 380kg/ha, đặc biệt để cung cấp đủ dưỡng chất cho cây lúa lượng phân chuyên dụng Lúa Xanh (NPK 18-14-6+6S+TE) được công ty khuyến cáo bón 200 kg/ha giai đoạn 1NSC, đến giai đoạn lúa được 10-14NSC bón thêm 60kg/ha còn lại giúp cây phát triển tốt, tăng độ nở bụi. Giai đoạn đón đòng bón 120kg/ha phân Chắc Hạt (NPK 16-6-18+1Mg+TE), giúp cây sinh trưởng, phát triển mạnh, đòng to, trổ chắc. Cây khoẻ, tăng sức chống chịu bệnh, phèn, mặn, hạn. Tăng năng suất, chất lượng lúa, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Duy trì độ cân bằng dinh dưỡng trong đất, nâng cao độ phì nhiêu của đất. Về công thức phân nguyên chất, với lượng phân chuyên dụng giúp cân đối hàm lượng phân nguyên chất đạm, lân và kali giúp đáp ứng yêu cầu phát triển của cây lúa. Cụ thể cả 4 ruộng mô hình đều bón 380kg/ha, lượng phân nguyên chất 66N- 43,6P2O5 - 37,2 K2O+15,6S+1,2Mg. Ruộng đối chứng nông dân bón 842kg/ha, lượng phân nguyên chất 196,9N- 93,9P2O5 - 104,5K2O, cao hơn mô hình: 130,9N- 50,3P2O5 - 67,3K2O.
Với giá bán lúa tươi 7.300 đồng/kg, lợi nhuận ở hộ Nguyễn Hồng Vũ 34.168.000 đồng/ha, Đỗ Phúc Duy 33.220.000 đồng/ha, hộ Huỳnh Văn Hậu 32.140.000 đồng/ha, hộ Hồ Tấn Khởi 30.821.000 đồng/ha. Lợi nhuận chênh lệch giữa các ruộng mô hình cao hơn ruộng đối chứng dao động từ 7.483.000 đồng/ha 10.830.000 đồng/ha. Thực hiện đúng theo quy trình đề ra giúp nông dân giảm giá thành sản xuất từ 796-1.056 đồng/kg.
Qua buổi hội thảo, nông dân đánh giá cao hiệu quả mô hình, với việc áp dụng máy cấy mạ khay giúp giảm chi phí công cấy so với cấy tay. Về việc sử dụng phân chuyên dụng trong mô hình với với 3 lần bón so với đối chứng nông dân bón 7 lần, lượng phân chỉ chiếm 45% so với đối chứng nhưng cây vẫn phát triển tốt, cho năng suất tốt hơn đối chứng. Mặt khác, sử dụng phân bớn chuyên dụng giúp cây hấp thụ đầy đủ ánh sáng và chất dinh dưỡng tăng tỷ lệ nẩy chồi, khả năng quang hợp và vô gạo tốt hơn, cứng cây, không đổ ngã.
Theo ông Phan Thành Tâm, Trưởng phòng Kỹ thuật-Nghiệp vụ Trung tâm Khuyến nông An Giang: với mục tiêu của Đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao nhằm giúp nông dân giảm giá thành trong sản xuất, trong đó ứng dụng đồng bộ khâu cơ giới hóa kết hợp giảm giống, giảm phân bón sẽ giúp giảm sâu bệnh, giảm thuốc bảo vệ thực vật, góp phần nâng cao chất lượng nông sản đầu ra. Bên cạnh đó, mô hình được Công ty TNHH Lúa gạo Việt Nam (VINARICE) ký hợp đồng liên kết sản xuất, tiêu thụ giúp nông dân yên tâm sản xuất./.
Phạm Thị Như - Trạm Khuyến nông Châu Thành