CỔNG THÔNG TIN SỞ NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH AN GIANG
nông nghiệp an giang

số điện thoại tiếp nhận
phản ánh kiến nghị về tthc

1

Phòng Tổng hợp - UBND tỉnh

Điện thoại: 02963.957.006

Email: thutuchanhchinh@angiang.gov.vn

2

Tổ kiểm tra công vụ

Điện thoại: 02963.957.049 - 0378.247.247

Email: kiemtracongvu@angiang.gov.vn

đường dây nóng ngành nông nghiệp An Giang

1

Ông Nguyễn Sĩ Lâm (Giám Đốc Sở)

Điện thoại: 0913.979.245

Email: nslam@angiang.gov.vn

2

Ông Lê Hoàng Tâm (Phó Chánh Văn phòng Sở)

Điện thoại: 0919.199.392

Email: lhtam@angiang.gov.vn

ĐỀ ÁN 01 TRIỆU HECTA CHUYÊN CANH LÚA CHẤT LƯỢNG CAO

Sở nông nghiệp triển khai cho vay liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo

07:00 25/10/2024

Sáng ngày 24/10, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT An Giang Trần Thanh Hiệp chủ trì cuộc họp triển khai Chương trình cho vay liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo. Tham dự đại diện Lãnh đạo các sở ban ngành liên quan, các ngân hàng và công ty/doanh nghiệp tham gia liên kết sản xuất tiêu thụ lúa gạo, cung ứng giống, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật và các dịch vụ liên quan tham gia Đề án 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao.

Trong buổi họp, các bên cùng nhau trao đổi các nội dung liên quan về chính sách ưu đãi, liên kết sản xuất và chủ thể đủ điều kiện tham gia liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng cao và phát thải thấp trên địa bàn. Qua đó ghi nhận các khó khăn, vướng mắc và bàn giải pháp tháo gỡ trong việc triển khai Đề án 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao phát thải thấp, gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long tại An Giang thời gian qua.

Đại diện Ngân hàng nhà nước tỉnh đã thông tin, trong giai đoạn ngân hàng thí điểm cho vay là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (NH Agribank), thực hiện cho vay phục vụ nhu cầu vốn ngắn, trung, dài hạn cho tất cả các khâu (sản xuất, thu mua, chế biến, tiêu thụ) trong liên kết lúa gạo. Sẽ áp dụng lãi suất cho vay thấp hơn tối thiểu 01%/năm so với lãi suất cho vay của kỳ hạn tương ứng đang áp dụng đối với khách hàng cùng kỳ hạn/cùng nhóm, dựa trên cơ sở chính sách khách hàng, hướng dẫn của tổ chức tính dụng (TCTD) và các quy định khác của TCTD trong từng thời kỳ. Trường hợp khách hàng vay không còn tham gia liên kết lúa gạo theo xác định của UBND tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL, TCTD thực hiện chuyển khoản vay về khoản vay thông thường không áp dụng mức lãi suất cho vay của chương trình.

Để được vay theo gói ưu đãi. Phải xác định, lập danh sách và công bố vùng chuyên canh, các liên kết và chủ thể tham gia liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng cao và phát thải thấp trên địa bàn theo Quyết định 1490/QĐ-TTg theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và những trường hợp chủ thể không còn tham gia liên kết lúa gạo; Căn cứ định mức kinh tế kỹ thuật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành để xác định và công bố trên trang thông tin điện tử của tỉnh về định mức chi phí thực tế thực hiện khâu sản xuất lúa gạo trong liên kết lúa gạo theo tiêu chuẩn tại Quyết định 1490/QĐ-TTg (công bố theo từng vụ hoặc từng năm tùy theo điều kiện của từng địa phương) để các TCTD tham khảo xác định mức cho vay đối với khách hàng; Hướng dẫn khách hàng vay vốn trong liên kết lúa gạo mở tài khoản tại TCTD và thực hiện các giao dịch tiền tệ liên quan đến liên kết lúa gạo thông qua tài khoản ngân hàng được vay.

Đại diện các Doanh nghiệp cũng nêu một số ý kiến như sau: Nên có một quy trình cụ thể để các doanh nghiệp dễ tham khảo và chủ động hơn trong việc tham gia đề án. Hiện nay, khâu cơ giới hoá như số lượng máy trong khâu gieo sạ trong đề án còn rất thiếu. Ngân hàng có gói tín dụng để hỗ trợ nông dân tiếp cận kịp thời về việc vay mua máy, đồng thời doanh nghiệp sẽ đồng hành và chịu trách nhiệm chung với nông dân trong vấn đề này; Việc hỗ trợ giảm lãi suất 1%/năm khi vay có thể chưa thu hút được các chủ thể tham gia, do đa số người dân đã vay ngân hàng trước nên họ sẽ e ngại các thủ tục chuyển đổi ngân hàng,...

Qua những thông tin trên, để đề án được thực hiện tốt, Ông Trần Thanh Hiệp, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT đề nghị: Ngân hàng nhà nước tỉnh, NH Agribank thông tin, nếu muốn tiếp cận theo hình thức vay tín chấp thì điều kiện vay sẽ như thế nào; NH Agribank được phân công tham gia đề án một triệu héc-ta lúa thì chính sách cho vay phải có sự khác biệt so với các TCTD khác; Các cơ quan chuyên môn, hoàn thành định mức chi phí sản xuất trên cơ sở mùa vụ để tiếp cận nguồn vốn ngân hàng; Các doanh nghiệp có nhu cầu, mong muốn đồng hành với Sở Nông nghiệp và PTNT và các đơn vị được phân công phải có kế hoạch cụ thể như các doanh nghiệp về cơ giới hoá, vật tư nông nghiệp liên kết với hệ thống đại lý cũng như doanh nghiệp thu mua lúa liên kết với đơn vị nào. Sở sẽ ghi nhận và sẽ có nhiều giải pháp để cùng nhau hướng đến mục tiêu chung là diện tích đề án 1 triệu hecta lúa ngày càng phát triển tốt hơn và thuận lợi hơn.

Kim Ngân