số điện thoại tiếp nhận
phản ánh kiến nghị về tthc
1
Phòng Tổng hợp - UBND tỉnh
Điện thoại: 02963.957.006
Email: thutuchanhchinh@angiang.gov.vn
2
Tổ kiểm tra công vụ
Điện thoại: 02963.957.049 - 0378.247.247
Email: kiemtracongvu@angiang.gov.vn
đường dây nóng ngành nông nghiệp An Giang
1
Ông Nguyễn Sĩ Lâm (Giám Đốc Sở)
Điện thoại: 0913.979.245
Email: nslam@angiang.gov.vn
2
Ông Lê Hoàng Tâm (Phó Chánh Văn phòng Sở)
Điện thoại: 0919.199.392
Email: lhtam@angiang.gov.vn
06:27 25/10/2024
Ngày 23/10, Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức họp triển khai Chương trình cho vay liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo do ông Trần Thanh Hiệp, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì. Đến dự có đại diện lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính; Sở Công thương; Hội Nông dân tỉnh; Liên minh Hợp tác xã tỉnh; Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư; Ngân hàng nhà nước tỉnh; Ngân hàng Agribank – Chi nhánh An Giang; Lãnh đạo các Phòng, đơn vị thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT; Phòng Kinh tế/Nông nghiệp và PTNT các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch/Giám đốc các HTX nông nghiệp có tham gia thực hiện Đề án 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao phát thải thấp, gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng Sông Cửu Long tại An Giang.
Tại hội nghị, các địa phương xác định vùng chuyên canh đủ điều kiện tham gia chương trình cho vay liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo; Trao đổi các nội dung liên quan về liên kết sản xuất và chủ thể đủ điều kiện tham gia liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng cao và phát thải thấp trên địa bàn. Ghi nhận các khó khăn, vướng mắc và bàn giải pháp tháo gỡ trong việc triển khai Đề án 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa Chất lượng cao phát thải thấp, gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tại An Giang thời gian qua.
Các đại biểu tham gia ý kiến tại cuộc họp |
Sở Nông nghiệp và PTNT đề xuất giải pháp và kiến nghị trong thời gian tới:
Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức và vai trò của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp trong chỉ đạo, điều hành lĩnh vực kinh tế tập thể nhằm huy động sức mạnh tổng hợp, đẩy nhanh phát triển các tổ chức đại diện nông dân gắn với thực hiện liên kết sản xuất nông sản theo hướng hiện đại, hiệu quả và bền vững.
Ông Trần Thanh Hiệp, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT An Giang |
Tăng cường tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công tác khuyến nông, tổ Khuyến nông cộng đồng về kỹ năng thực hiện nhiệm vụ; Kiến thức về thị trường, chuyển đổi số, tư vấn hướng dẫn kinh doanh sản phẩm nông nghiệp trên các sàn thương mai điện tử, cập nhật kiến thức chuyên môn phục vụ thực hiện Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030”.
Các đơn vị và địa phương liên quan bố trí kinh phí đẩy mạnh các hoạt động tập huấn, tuyên truyền thông qua việc xây dựng các mô hình áp dụng triệt để quy trình sản xuất lúa theo Đề án do Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành; tập trung đầu tư trang bị cho các HTX/THT đảm bảo áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất làm tiền đề thúc đẩy, nhân rộng mô hình theo kế hoạch đề ra.
Nâng cao năng lực HTX và đẩy mạnh liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm lúa gạo với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Sở Nông nghiệp và PTNT kiến nghị UBND huyện, thị, thành phố quan tâm, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thực hiện các nội dung như sau:
Tiếp tục quan tâm việc triển khai đề án theo Kế hoạch, lộ trình đã đề ra theo từng tiểu vùng. Đặc biệt, quan tâm việc bố trí nguồn vốn đầu tư công giai đoạn 2026-2030 của tỉnh, huyện để đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng đảm bảo các tiêu chí sản xuất theo quy trình đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt.
Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao năng lực của các HTX, THT, Tổ KNCĐ phục vụ cho thực hiện kế hoạch; nâng cao nhận thức cho cán bộ địa phương, lãnh đạo HTX, nông dân về lợi ích khi tham gia đề án.
Các Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Kinh tế huyện, thị xã, thành phố cần tham mưu UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch thực hiện từng năm (cụ thể diện tích và giải pháp thực hiện cho từng vụ Đông Xuân, Hè Thu và Thu Đông gửi về Sở Nông nghiệp và PTNT thông qua Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
Nghiên cứu, bố trí kinh phí từ nguồn kinh phí hỗ trợ đất trồng lúa để chủ động triển khai thực hiện các mô hình trên địa bàn, tiến đến nhân rộng diện tích áp dụng nhằm đạt kế hoạch đề ra.
Tiếp tục rà soát, nâng chất việc áp dụng triệt để các tiêu chí theo quy trình sản xuất 1 triệu hécta lúa chất lượng cao, đảm bảo bền vững.
Tăng cường mời gọi doanh nghiệp liên kết thu mua tại các vùng thực hiện theo kế hoạch 1 triệu hécta lúa chất lượng cao.
Thành lập mới, củng cố, nâng chất HTX để đủ điều kiện liên kết sản xuất, tiêu thụ với doanh nghiệp. Chuyển đổi HTX từ hoạt động truyền thống (bơm tưới) sang hoạt động kinh doanh, dịch vụ… Mỗi HTX có ít nhất một máy cơ giới hóa và có cơ chế chính sách đặc thù để hỗ trợ HTX.
Bố trí kinh phí đầu tư vào các công trình cơ sở hạ tầng, hệ thống thủy lợi và máy móc để việc sản xuất lúa đạt hiệu quả hơn, đáp ứng được các yêu cầu của đề án; Sớm triển khai nguồn vốn ngân hàng thế giới để đầu tư cơ sở hạ tầng sau khi Chính phủ có chủ trương./.
Phan Phi Hùng