số điện thoại tiếp nhận
phản ánh kiến nghị về tthc
1
Phòng Tổng hợp - UBND tỉnh
Điện thoại: 02963.957.006
Email: thutuchanhchinh@angiang.gov.vn
2
Tổ kiểm tra công vụ
Điện thoại: 02963.957.049 - 0378.247.247
Email: kiemtracongvu@angiang.gov.vn
đường dây nóng ngành nông nghiệp An Giang
1
Ông Nguyễn Sĩ Lâm (Giám Đốc Sở)
Điện thoại: 0913.979.245
Email: nslam@angiang.gov.vn
2
Ông Lê Hoàng Tâm (Phó Chánh Văn phòng Sở)
Điện thoại: 0919.199.392
Email: lhtam@angiang.gov.vn
10:45 19/12/2024
Thực hiện mục tiêu chung của tỉnh về việc triển khai có hiệu quả đề án phát triển bền vững một triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030 tại An Giang, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để giảm phân đạm, giảm lượng nước tưới, giảm phát thải CO2, giảm giá thành sản xuất, tạo ra sản phẩm lúa gạo an toàn, đáp ứng nhu cầu của thị trường, doanh nghiệp về chất lượng sản phẩm, góp phần tăng thu nhập, nâng cao nhận thức của nông dân về sản xuất lúa đạt chất lượng, an toàn, giảm tác động đến môi trường, hướng đến một nền sản xuất xanh và bền vững.
Năm 2025 toàn tỉnh phấn đấu có 44.051 hecta diện tích sản xuất đạt các tiêu chí của quy trình sản xuất 1 triệu hecta lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh. Cụ thể lượng giống gieo từ 80 - 100kg/ha, thu gom rơm rạ ra khỏi đồng ruộng hoặc xử lý bằng chế phẩm vi sinh phân hủy rơm rạ, giảm phân bón hóa học và thuốc Bảo vệ thực vật theo quy trình 1 triệu hecta, áp dụng kỹ thuật tưới ngập khô xen kẽ trong sản xuất và quản lý dịch hại theo IPM, thực hiện liên kết sản xuất với tổ chức thu mua thông qua hợp đồng trách nhiệm.
Ngành Nông nghiệp và PTNT cũng đã xây dựng kế hoạch thực hiện các mô hình và tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực cho người dân trong việc áp dụng quy trình kỹ thuật sản xuất lúa chất lượng cao, phát thải thấp giúp người sản xuất có tiếp cận và học hỏi các kiến thức về sản xuất bền vững, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, giảm khí thải nhà kính, các doanh nghiệp và TCND tiếp cận, hiểu và ứng dụng các tiến bộ mới để thực hiện các liên kết theo yêu cầu của đề án; tập huấn về hệ thống MRV cho cán bộ ngành nông nghiệp.
Biên soạn và in ấn tài liệu truyền thông nhằm tuyên truyền các mục tiêu của kế hoạch và tập huấn cho nông dân, giúp người nông dân tiếp cận và dần thay đổi tư duy trong canh tác lúa theo quy trình 1 triệu hecta lúa chất lượng cao.
Ứng dụng công nghệ số trong quản lý, điều hành hợp tác xã, quản lý mùa vụ, nhật ký canh tác và tiếp cận thị trường tiêu thụ thông qua hoạt động kết nối trên các sàn thương mại điện tử, ứng dụng nhật ký điện tử phục vụ cho việc cấp mã số vùng trồng cho diện tích tham gia đề án lúa chất lượng cao của tỉnh.
HTX chủ động mời gọi doanh nghiệp liên kết có thể đồng thời đảm nhận cung cấp vật tư đầu vào, bao gồm lúa giống và các dịch vụ phục vụ sản xuất khác cho phù hợp theo thỏa thuận.
Tập trung mời gọi các doanh nghiệp hợp tác và triển khai tại An Giang. HTX/TCND phát huy tính chủ động, tích cực mời gọi doanh nghiệp hợp tác, triển khai, ngay từ đầu mỗi vụ sản xuất, hỗ trợ các doanh nghiệp tiến hành làm việc và trao đổi về kế hoạch kiên kết tại từng tiểu vùng, tổ chức ngày hội liên kết để triển khai chính sách thu mua và hợp tác của doanh nghiệp với nông dân HTX.
Tại mỗi tiểu vùng sản xuất định hướng phát triển và củng cố ít nhất 01 HTX/TCND đứng đại diện để thu gom lúa nguyên liệu cũng như đồng hành cùng doanh nghiệp trong việc quản lý chất lượng vùng nguyên liệu.
Sở Nông nghiệp và PTNT cũng đã phân công các đơn vị thuộc sở xây dựng cơ cấu giống lúa phù hợp cho từng vùng và tiểu vùng sinh thái đảm bảo phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa; tăng tỷ lệ sử dụng giống lúa cấp xác nhận, giống lúa chất lượng cao, lúa thơm đặc sản. Trung tâm khuyến nông kiện toàn và nâng chất Tổ Khuyến nông cộng đồng, xác định đây là lực lượng nồng cốt hướng dẫn, hỗ trợ HTX, TCND trong triển khai thực hiện việc sản xuất lúa, kết nối liên kết với các công ty, doanh nghiệp tham gia đề án./.
Phan Phi Hùng
Trung tâm Khuyến nông