số điện thoại tiếp nhận
phản ánh kiến nghị về tthc
1
Phòng Tổng hợp - UBND tỉnh
Điện thoại: 02963.957.006
Email: thutuchanhchinh@angiang.gov.vn
2
Tổ kiểm tra công vụ
Điện thoại: 02963.957.049 - 0378.247.247
Email: kiemtracongvu@angiang.gov.vn
đường dây nóng ngành nông nghiệp An Giang
1
2
Ông Lê Hoàng Tâm (Phó Chánh Văn phòng Sở)
Điện thoại: 0919.199.392
Email: lhtam@angiang.gov.vn
06:15 10/01/2025
Năm 2024, ngành nông nghiệp đã triển khai nhiều hoạt động về chuyển đổi số đã đem lại những bước tích cực về nâng cao nhận thức số; Thể chế số; phát triển hạ tầng số; dữ liệu số; Nền tảng số; Chính quyền số… Theo đó, ngành đã chỉ đạo cán bộ, công chức, viên chức các cấp tham gia vào kênh truyền thông chuyển đổi số quốc gia để được cập nhật kịp thời thông tin mới nhất về chuyển đổi số phục vụ công tác. Tổ chức lồng ghép tuyên truyền, phổ biến, chia sẻ kinh nghiệm về các nội dung, mô hình chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương. Duy trì chuyên mục Chuyển đổi số trên Website của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tham gia tập huấn chuyển đổi số năm 2024 với tất cả thành viên ban điều hành và chuyên viên phục trách chuyển đổi số, an toàn thông tin của Sở. Phối hợp Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số trong Nông nghiệp tại An Giang.
Đồng thời đã rà soát, góp ý và triển khai các văn bản quy phạm pháp luật các cơ chế chính sách của Bộ ngành trung ương, Sở ngành tỉnh để đáp ứng yêu cầu điều chỉnh thực tế phát sinh trong quá trình chuyển đổi số, khuyến khích đổi mới, sáng tạo.
Hiện ngành nông nghiệp có tất cả 15 chứng thư số triển khai và duy trì, nâng cao ứng dụng chữ ký số tại Văn phòng Sở và các đơn vị trực thuộc luôn đảm bảo đúng quy định. Tất cả văn bản phát hành trên môi trường mạng thông qua phần mềm gửi nhận văn bản và chỉ đạo điều hành đều thực hiện dưới hình thức ký số đúng quy định. Tỷ lệ các đơn vị có sử dụng mạng nội bộ để trao đổi công việc đạt 100%. Hệ thống mạng Internet đã sẳn sàng cho chuẩn kết nối IPv6, luôn đảm bảo đáp ứng nhu cầu công việc. Riêng tại Sở có 02 đường truyền tốc độ cao, bao gồm đường truyền số liệu chuyên dùng của tỉnh và đường cáp quang VNPT tốc độ 300Mbps. 100% công chức, viên chức Sở đã trang bị và sử dụng điện thoại có thể truy cập mạng viễn thông công nghệ 3G, 4G, 5G.
Về nền tảng số đã có 100% công chức, viên chức được khai báo, cấp tài khoản phần mềm quản lý văn bản và chỉ đạo điều hành trên môi trường mạng. 100% công chức viên chức được cung cấp và sử dụng thường xuyên hệ thống thư điện tử của tỉnh để trao đổi công việc. Công tác quản lý, sử dụng hộp thư điện tử của cơ quan và cá nhân luôn đảm bảo tuân thủ theo quy định về an toàn an ninh thông tin mạng và quy chế quản lý, sử dụng hệ thống thư điện tử của Ủy ban nhân dân tỉnh. Cổng thông tin điện tử Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được đặt tại Trung tâm Dữ liệu của tỉnh và đảm bảo an toàn thông tin theo cấp độ 3 theo cơ chế Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông. Sở phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông trình UBND tỉnh phê duyệt chủ trương lập Kế hoạch thuê dịch vụ CNTT “Nền tảng giám định sinh vật gây hại cho cây trồng trên địa bàn tỉnh” tại Tờ trình số 146/TTr-STTTT ngày 15/11/2024.
Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh An Giang. Lồng ghép, thực hiện các nội dung đào tạo, tuyên truyền nhận thức về kiến thức, kỹ năng số vào chương trình phát triển nguồn nhân lực và các nhiệm vụ khác của ngành nông nghiệp hàng năm.
Nâng cao năng lực phòng, chống mã độc, qua đó có 100% cán bộ, công chức được trang bị máy tính phục vụ cho công việc có cài đặt phần mềm diệt virus bản quyền và đã trang bị máy tính để soạn thảo văn bản mật theo quy định. Chỉ đạo công chức, viên chức tham gia giải quyết thủ tục hành chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, thực hiện đăng ký, tạo tài khoản cho công dân trên Cổng dịch vụ công tỉnh; Hướng dẫn, hỗ trợ công dân nộp hồ sơ trực tuyến bằng tài khoản công dân đã được đăng ký; thực hiện số hóa thành phần hồ sơ, số hóa kết quả thẩm định hồ sơ, số hóa kết quả giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính, xác thực hồ sơ điện tử; Trả ký số kết quả thực hiện thủ tục hành chính cho công dân trên Cổng dịch vụ công tỉnh theo đúng tinh thần theo Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chỉnh phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành chỉ đạo các đơn vị thực hiện nghiêm túc việc số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo Quyết định số 2594/QĐ-UBND ngày 25/10/2022 về ban hành danh mục thủ tục hành chính có thành phần hồ sơ phải số hóa tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh; Bộ phận tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện, cấp xã và các đơn vị giải quyết thủ tục hành chính; Quyết định số 2552/QĐ-UBND ngày 18/10/2022 về ban hành danh mục thủ tục hành chính bắt buộc trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính bản điện tử cho tổ chức, cá nhân.
Qua đó, đã số hóa hồ sơ tiếp nhận được 2406 hồ sơ, trong đó số hồ sơ chưa số hoá thành phần hồ sơ (TPHS): 07 hồ sơ, Số hồ sơ có số hoá TPHS: 2399 hồ sơ. Số hồ sơ số hoá đầy đủ TPHS: 2367 hồ sơ. Tỷ lệ số hoá đầy đủ TPHS khi tiếp nhận: 98.38%. Số hóa kết quả giải quyết Thủ tục hành chính (TTHC): 2221 hồ sơ; Số hồ sơ chưa số hoá kết quả TTHC: 46 hồ sơ, Số hồ sơ có số hoá kết quả: 2175 hồ sơ. Tỷ lệ số hoá kết quả hồ sơ là 97.93%.
Trình Chủ tịch UBND tỉnh ban hành 07 quyết định công bố danh mục thủ tục hành chính. Sở Nông nghiệp và PTNT có 134 TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết và phạm vi chức năng quản lý, cụ thể: cấp tỉnh 104 TTHC, cấp huyện 18 TTHC, cấp xã 12 TTHC. Đang xây dựng lại quy trình nội bộ của thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết và phạm vi quản lý của Sở Nông nghiệp và PTNT, để từ đó áp dụng thành quy trình điện tử trong giải quyết thủ tục hành chính. Thực hiện cung cấp 90/104 thủ tục hành chính áp dụng dịch vụ công trực tuyến (DVCTT).
Luôn đảm bảo phần mềm vận hành đúng quy trình, mang lại hiệu quả cao trong công tác hành chính, giúp tiết kiệm thời gian, hạn chế tối đa việc sử dụng văn bản giấy. Có 100% công chức, viên chức được khai báo, cấp tài khoản phần mềm quản lý văn bản và chỉ đạo điều hành trên môi trường mạng. Có 100% công chức viên chức được cung cấp và sử dụng thường xuyên hệ thống thư điện tử của tỉnh để trao đổi công việc. Công tác quản lý, sử dụng hộp thư điện tử của cơ quan và cá nhân luôn đảm bảo tuân thủ theo quy định về an toàn an ninh thông tin mạng và quy chế quản lý, sử dụng hệ thống thư điện tử của Ủy ban nhân dân tỉnh. Hiện ngành nông nghiệp có tất cả 15 chứng thư số. Việc triển khai và duy trì, nâng cao ứng dụng chữ ký số tại Văn phòng Sở và các đơn vị trực thuộc luôn đảm bảo đúng quy định.
Về Kinh tế số, sản phẩm OCOP được thông tin, quảng bá trên các phương tiện thông tin thị trường như Bản tin thị trường nông sản, bản tin xúc tiến thương mại nông sản, bản tin khuyến nông, khuyến công. Cập nhật thường xuyên thông tin sản phẩm OCOP để tăng tin, bài trên cổng thông tin điện tử của các Sở, ngành và bản tin của ngành Công Thương, Nông nghiệp, trên sàn thương mại điện tử, cổng nông thôn mới của tỉnh… Xây dựng các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại thành phố Long Xuyên, thành phố Châu Đốc và các điểm dừng chân du lịch; Tổ chức quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP tại các Hội chợ triển lãm trong nước và quốc tế; Hội nông dân tỉnh phối hợp Bưu điện tỉnh An Giang đưa các sản phẩm OCOP lên sàn giao dịch thương mại điện tử PostMart, hiện nay trên 60 sản phẩm OCOP được đưa lên các sàn thương mại điện tử… Hỗ trợ 100% sản phẩm OCOP tham gia đăng ký thông tin, bán hàng qua các trang thương mại điện tử tham gia các kênh bán hàng thương mại điện tử trên các ứng dụng mua sắm trực tuyến như: Sendo của FPT; Voso của Viettel Post; https://buudien.vn của VnPost; Tiki-BigC/GO; Shopee và Lazada; đưa 150 sản phẩm OCOP và nông sản lên trang Web https://sanphamangiang.com (do Sở Công thương thực hiện) và https://ketnoiocop.vn để quảng bá, giới thiệu với các tổ chức, cá nhân tiêu dùng trong và ngoài nước. Ngoài ra, các huyện còn thành lập các chuyên trang để quảng bá giới thiệu sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng gắn với phát triển du lịch như các huyện Chợ Mới, Tịnh Biên, Thoại Sơn, Long Xuyên, Châu Đốc.
Ngoài ra, Sở đã phối hợp với Trung tâm xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh cho các Chủ thể kinh tế có sản phầm OCOP tham gia Chương trình Chợ phiên OCOP năm 2024 trên nền tảng TikTok để quảng bá sản phẩm và văn hóa địa phương, hỗ trợ các chủ thể OCOP bán hàng trên TikTok Shop, đưa lên các sàn thương mại điện tử (như Tiki-BigC/GO; Shopee và Lazada). Và đặc biệt từ ngày 28/6 - 30/6/2024 tại Nông trại Phan Nam đã diễn ra phiên livestream quy mô lớn với sự tham gia của nhiều nhà sáng tạo nội dung trên nền tảng TikTok; Chương trình do Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư An Giang và các đơn vị liên quan của tỉnh An Giang thực hiện. Chương trình đã mang đến cho các doanh nghiệp, nhà bán hàng và cơ sở sản xuất tại địa bàn tỉnh An Giang và vùng Đồng bằng Sông Cửu Long không gian giao lưu, cơ hội trải nghiệm các giải pháp thương mại điện tử; giúp Chủ thể OCOP chủ động xúc tiến chuyển đổi số, phát triển tiêu thụ nông sản và quảng bá du lịch nông thôn địa phương. Kết quả, tổng phiên LIVE tiếp cận được 31,6 triệu người, trong đó có 1,6 triệu lượt xem, và bán ra trên 17,8 nghìn đơn hàng, nổi bật nhất là nhà APG Eco đã bán ra hết 22,8 tấn gạo. Gạo ruộng (lúa) - tôm (APG Eco), Mật Hoa Thốt Nốt (Chân Phương), Đường Thốt Nốt (Tường Vy) là các sản phẩm được yêu thích nhất.
Sở đã chỉ đạo “100% công chức, viên chức, người lao động ngành Nông nghiệp thực hiện tải, cài đặt ứng dụng VNEID và có tài khoản định danh điện mức 2”, đến nay đã có 100% công chức, viên chức, người lao động của ngành Nông nghiệp đã có tài khoản định danh mức 2. Thực hiện chuyển trả lương và các khoản phụ cấp qua tài khoản ngân hàng, đảm bảo 100% công chức, viên chức, người lao động có tài khoản thanh toán trực tuyến.
Nguồn báo cáo số : 493/BC-SNNPTNT, Sở NNPTNT
Trang Nghiêm