số điện thoại tiếp nhận
phản ánh kiến nghị về tthc
1
Phòng Tổng hợp - UBND tỉnh
Điện thoại: 02963.957.006
Email: thutuchanhchinh@angiang.gov.vn
2
Tổ kiểm tra công vụ
Điện thoại: 02963.957.049 - 0378.247.247
Email: kiemtracongvu@angiang.gov.vn
đường dây nóng ngành nông nghiệp An Giang
1
Ông Nguyễn Sĩ Lâm (Giám Đốc Sở)
Điện thoại: 0913.979.245
Email: nslam@angiang.gov.vn
2
Ông Lê Hoàng Tâm (Phó Chánh Văn phòng Sở)
Điện thoại: 0919.199.392
Email: lhtam@angiang.gov.vn
04:30 06/11/2024
Tỉnh An Giang đã có 165 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP từ 3 sao trở lên bao gồm 02 sản phẩm 5 sao, 03 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 14 sản phẩm 4 sao và 146 sản phẩm 3 sao, của 115 chủ thể kinh tế. Qua đó, người tiêu dùng từng bước có cái nhìn khách quan và tin tưởng hơn khi sản phẩm đạt chứng nhận OCOP, từ đó cũng nâng cao vai trò của Chủ thể OCOP với cộng đồng như tạo việc làm, bảo tồn giá trị văn hoá, đặc sản của địa phương, bảo vệ môi trường sinh thái gắn với mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế, tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp; xu hướng gắn với mô hình du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng để gia tăng hơn cho giá trị của sản phẩm.
Để An Giang thực hiện một cách có hiệu quả và đạt nhiều sản phẩm OCOP, trong thời gian tới ngành Nông nghiệp và PTNT sẽ đẩy mạnh chương trình OCOP đến các địa phương và tiếp tục hỗ trợ công tác tổ chức truyền thông, nâng cao nhận thức, phương pháp, cách thức tiếp cận và triển khai Chương trình đến đội ngũ cán bộ các cấp, đến các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, để tạo nên phong trào sâu rộng sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP; đặc biệt là cán bộ chủ chốt, người đứng đầu các cấp để thống nhất trong nhận thức và hành động.
Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất phát triển sản phẩm OCOP; đẩy mạnh triển khai chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, hỗ trợ phát triển sản phẩm, thương hiệu của từng sản phẩm, kế hoạch chuyên biệt, cụ thể, bài bản về phát triển sản phẩm OCOP cấp tỉnh và định hướng cấp quốc gia.
Đồng thời đẩy mạnh nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại; xây dựng chiến lược phát triển thị trường cho các sản phẩm OCOP. Xây dựng hình ảnh sản phẩm OCOP chất lượng, an toàn thực phẩm và thân thiện môi trường. Tổ chức tốt chuỗi liên kết giữa người sản xuất với doanh nghiệp, hợp tác xã thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Hỗ trợ xây dựng và phát triển nhãn hiệu, thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc, chất lượng, cải tiến mẫu mã, kiểu dáng bao bì sản phẩm; củng cố, xây dựng và thành lập các điểm giới thiệu, quảng bá, xúc tiến thương mại và kinh doanh sản phẩm OCOP của tỉnh. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung - cầu cho sản phẩm OCOP gắn với các chương trình hội chợ sản phẩm OCOP thường niên cấp quốc gia, cấp vùng và địa phương; xây dựng các chuỗi cửa hàng trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm OCOP ở tất cả các huyện, thị xã và thành phố trong tỉnh và một số tỉnh, thành phố lớn trong nước; đẩy mạnh phát triển các sàn thương mại điện tử để thúc đẩy quảng bá, tiêu thụ các sản phẩm OCOP. Kết nối đưa các sản phẩm OCOP vào các siêu thị lớn; và xuất khẩu đến các thị trường quốc tế.
Song song đó, tăng cường ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, đặc biệt các ứng dụng công nghệ nông nghiệp 4.0 vào tổ chức sản xuất hàng hóa, dịch vụ chương trình OCOP. Lấy khoa học công nghệ làm khâu then chốt để tạo đột phá, nâng cao chất lượng, gắn với xây dựng thương hiệu hàng hóa. Các ứng dụng về khoa học công nghệ cần dựa trên nhu cầu cụ thể của các tổ chức kinh tế OCOP.
Tập trung rà soát các sản phẩm có lợi thế, có nhu cầu thị trường lớn trên cơ sở đó hỗ trợ mở rộng quy mô sản xuất, định hướng để trở thành sản phẩm đạt OCOP.
Máy ép nước xoài tại HTX GAP Cù Lao Giêng |
Ngoài ra, chú trọng phát triển các loại hình tổ chức kinh tế tham gia Chương trình OCOP. Trong đó, cần ưu tiên hỗ trợ cho các hợp tác xã, doanh nghiệp phát huy vai trò đầu tàu trong các chuỗi giá trị sản phẩm OCOP. Tăng cường vai trò của các ngân hàng trong hỗ trợ tín dụng để phát triển sản xuất; đồng thời, có chính sách để ưu tiên vốn, đất đai, hỗ trợ thúc đẩy việc ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển sản xuất ở các tổ chức kinh tế OCOP; xác định doanh nghiệp, hợp tác xã là nền tảng để xây dựng liên kết chuỗi giá trị sản phẩm OCOP.
Quá trình đánh giá, phân hạng sản phẩm cần phải tập trung đi vào thực chất, tăng cường quản lý giám sát sản phẩm OCOP, dựa vào lợi thế, thế mạnh của sản phẩm đặc trưng; chú trọng đến các giải pháp hỗ trợ thực chất đối với chủ thể OCOP.
Trang Nghiêm