CỔNG THÔNG TIN SỞ NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH AN GIANG
nông nghiệp an giang

số điện thoại tiếp nhận
phản ánh kiến nghị về tthc

1

Phòng Tổng hợp - UBND tỉnh

Điện thoại: 02963.957.006

Email: thutuchanhchinh@angiang.gov.vn

2

Tổ kiểm tra công vụ

Điện thoại: 02963.957.049 - 0378.247.247

Email: kiemtracongvu@angiang.gov.vn

đường dây nóng ngành nông nghiệp An Giang

1

Ông Nguyễn Sĩ Lâm (Giám Đốc Sở)

Điện thoại: 0913.979.245

Email: nslam@angiang.gov.vn

2

Ông Lê Hoàng Tâm (Phó Chánh Văn phòng Sở)

Điện thoại: 0919.199.392

Email: lhtam@angiang.gov.vn

Nông thôn mới

An Giang: Đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP

05:30 08/12/2024

An Giang đến nay đã có 165 sản phẩm được chứng nhận OCOP. Trong đó, có 02 sản phẩm 5 sao, 03 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 14 sản phẩm 4 sao và 146 sản phẩm 3 sao. Các sản phẩm OCOP được hỗ trợ công tác nâng cao chất lượng sản phẩm; giới thiệu, quảng bá, kết nối tiêu thụ đến các thị trường trong, ngoài tỉnh và các kênh thương mại điện tử.

 Chương trình OCOP đã khơi dậy được tiềm năng, thế mạnh của các địa phương trên địa bàn tỉnh An Giang về sản phẩm đặc sản, ngành nghề nông thôn; từng bước chuyển đổi sản xuất quy mô nhỏ sang sản xuất theo hướng liên kết chuỗi giá trị, gắn vai trò của các Hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát triển vùng nguyên liệu và văn hoá truyền thống để gia tăng giá trị cho sản phẩm khi tham gia Chương trình OCOP. Vừa qua, Sở NN-PTNT An Giang tổ chức, Diễn đàn “Giải pháp kết nối sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm tiềm năng OCOP” các lãnh đạo, chuyên gia, doanh nghiệp và nông dân đã cùng nhau tìm kiếm hướng phát triển mở rộng thị trường và nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP tỉnh nhà.

Ban chủ tọa diễn đàn

An Giang chương trình OCOP triển khai hiệu quả, được thực hiện theo chu trình OCOP 06 bước trên cơ sở nguyên tắc “Dân biết, Dân bàn, Dân làm, Dân thụ hưởng”, cụ thể gồm: tuyên truyền, hướng dẫn về OCOP; nhận đăng ký ý tưởng sản phẩm; nhận phương án, dự án sản xuất kinh doanh; triển khai phương án, dự án sản xuất kinh doanh; đánh giá và xếp hạng sản phẩm; xúc tiến thương mại sản phẩm đạt chứng nhận OCOP. Điều quan trọng để đạt được chứng nhận OCOP, Chủ thể kinh tế hoặc người nông dân phải có Giấy đăng ký kinh doanh, chứng minh được nguồn nguyên liệu tạo ra sản phẩm có tại địa phương, đồng thời sản phẩm tạo ra phải đạt các chứng nhận, công bố, tiêu chuẩn sản phẩm và đặc biệt là đối với các sản phẩm thuộc nhóm ngành Thực phẩm phải đảm bảo các điều kiện về an toàn thực phẩm do các ngành liên quan phụ trách như Nông nghiệp, Y tế và Công thương; Sở Nông nghiệp và PTNT cũng phối hợp thường xuyên với các ngành trong việc tư vấn các sản phẩm liên quan.

Ông Phạm Thái Bình, Phó chánh Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh An Giang, Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh An Giang đã nhận được sự quan tâm lãnh chỉ đạo của các cấp chính quyền đã khơi dậy tiềm năng, thế mạnh về sản phẩm, vùng nguyên liệu và lao động địa phương; đặc biệt là dịch vụ du lịch, tạo được lợi thế, cơ hội để phát huy và khai thác giá trị sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch nông thôn, góp phần chuyển đổi sản xuất theo hướng tăng quy mô gắn với chuỗi giá trị, liên kết sản xuất tạo ra sản phẩm “Đa giá trị” góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. Tính đến tháng 11/2024, An Giang đã đạt 165 sản phẩm OCOP được chứng nhận từ 3 sao trở lên. Trong đó, nổi bật có 2 sản phẩm đạt 5 sao quốc gia và 3 sản phẩm tiềm năng 5 sao.

Hội nghị nhiều đại biểu chia sẻ về những lợi ích mà chương trình OCOP mang lại. Đồng thời cũng đặt ra nhiều câu hỏi về chính sách hỗ trợ để nông dân sản xuất, tiêu thụ sản phẩm OCOP và làm sao để nông dân tiếp cận với các doanh nghiệp, các siêu thị lớn để tiêu thụ sản phẩm OCOP. Bên cạnh đó, các đại biểu cũng bày tỏ mong muốn ngành nông nghiệp An Giang tiếp tục hỗ trợ mạnh hơn về xúc tiến thương mại và quảng bá thương hiệu để sản phẩm OCOP có thể cạnh tranh trên thị trường. Những câu hỏi cũng như những đề xuất đã được Ban chủ tọa trả lời thỏa đáng.

Đại biểu tham gia ý kiến tại diễn đàn  

Phát biểu khai mạc ông Trần Thanh Hiệp, phó giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT An Giang cho biết, sản phẩm nông nghiệp được chứng nhận OCOP thì người tiêu dùng có cái nhìn khách quan và tin tưởng hơn, từ đó cũng nâng cao vai trò của Chủ thể OCOP với cộng đồng như tạo việc làm, bảo tồn giá trị văn hoá, đặc sản của địa phương, bảo vệ môi trường sinh thái gắn với mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế, tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp; xu hướng gắn với mô hình du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng để gia tăng hơn cho giá trị của sản phẩm.

Ông Trần Thanh Hiệp, phó giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT An Giang phát biểu khai mạc tại diễn đàn

Diễn đàn hôm nay không chỉ là cơ hội để chúng ta thảo luận về thực trạng và thách thức của sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, mà còn là dịp để xây dựng và củng cố những mối quan hệ liên kết vững chắc, chúng ta đã nhận diện rõ ràng hơn những tiềm năng lớn của sản phẩm OCOP – không chỉ mang lại giá trị kinh tế mà còn góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của địa phương. Các nội dung chia sẻ đã giúp mở ra những hướng đi mới như mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng của sản phẩm tiềm năng OCOP. Đặc biệt, sự liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, hợp tác xã và các nhà quản lý, giúp xây dựng chuỗi giá trị bền vững.

Trang Nghiêm