số điện thoại tiếp nhận
phản ánh kiến nghị về tthc
1
Phòng Tổng hợp - UBND tỉnh
Điện thoại: 02963.957.006
Email: thutuchanhchinh@angiang.gov.vn
2
Tổ kiểm tra công vụ
Điện thoại: 02963.957.049 - 0378.247.247
Email: kiemtracongvu@angiang.gov.vn
đường dây nóng ngành nông nghiệp An Giang
1
2
Ông Lê Hoàng Tâm (Phó Chánh Văn phòng Sở)
Điện thoại: 0919.199.392
Email: lhtam@angiang.gov.vn
09:17 24/03/2025
Theo tổng hợp số liệu từ báo cáo phòng, chống dịch bệnh động vật trên phần mềm VAHIS, từ đầu năm đến ngày 19/03/2025, cả nước đã xảy ra 06 ổ dịch Cúm gia cầm (CGC) A/H5N1 tại 04 tỉnh với số gia cầm chết và tiêu hủy gần 18.926 con; 77 ổ dịch bệnh Dịch tả heo Châu Phi (DTHCP) tại 21 tỉnh, thành phố với tổng số heo tiêu hủy là 5.038 con; 11 ổ dịch bệnh Viêm da nổi cục (VDNC) tại 04 tỉnh với tổng số 27 con trâu, bò mắc bệnh và 09 con bị chết phải tiêu hủy; 09 ổ dịch Lở mồm long móng (LMLM) tại 07 tỉnh với số gia súc mắc bệnh là 195 con, số chết và tiêu hủy là 34 con; 47 ổ dịch Dại trên động vật tại 22 tỉnh, thành phố.
|
Đặc biệt, các bệnh đang xảy ra ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long là bệnh Cúm gia cầm xảy ra tại tỉnh Tiền Giang và Long An; bệnh LMLM xảy ra tại tỉnh Tiền Giang; bệnh VDNC xảy ra tại tỉnh Tiền Giang và Kiên Giang; bệnh DTHCP xảy ra tại 05 tỉnh (Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Sóc Trăng và Cà Mau) và bệnh Dại trên động vật xảy ra tại 04 tỉnh (Long An, Bến Tre, Đồng Tháp và Sóc Trăng).
Tại An Giang, từ đầu năm đến nay ngành Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản đã chủ động thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh nên tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi của tỉnh tiếp tục được kiểm soát tốt. Đến thời điểm hiện tại trên địa bàn tỉnh không xảy ra dịch bệnh CGC, LMLM, DTHCP, VDNC và Dại trên động vật.
Để chủ động kiểm soát có hiệu quả các loại dịch bệnh trên gia súc, gia cầm trong thời gian tới. Theo đó ngày 21-3, Sở Nông nghiệp và Môi trường yêu cầu Phòng Nông nghiệp và Môi trường các huyện, thị xã, thành phố; Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tích cực chủ động tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và khẩn trương tiêm phòng vắc xin cho đàn vật nuôi.
Cụ thể, Phòng Nông nghiệp và Môi trường các huyện, thị xã, thành phố tập trung triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo đúng quy định của Luật Thú y, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, các Chương trình và Kế hoạch quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, các Công điện và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ các văn bản chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường; Tham mưu Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt và bố trí các nguồn lực, kinh phí phòng, chống dịch bệnh trên động vật tại địa phương năm 2025 để tổ chức triển khai kịp thời hiệu quả.
Đồng thời thực hiện các biện pháp thông tin, tuyên truyền bằng nhiều hình thức phù hợp với từng đối tượng về nguy cơ, tác hại của dịch bệnh nguy hiểm trên vật nuôi (như: CGC, DTHCP, LMLM, VDNC, Dại,…); Hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện các biện pháp phòng bệnh như vệ sinh, tiêu độc khử trùng, chăn nuôi an toàn dịch bệnh, tiêm vắc xin và lợi ích của việc tiêm vắc xin đầy đủ để phòng các bệnh nguy hiểm cho đàn vật nuôi.
Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tổ chức triển khai các kế hoạch phòng, chống dịch bệnh trên động vật năm 2025 kịp thời hiệu quả; Phối hợp rà soát, thống kê chính xác tổng đàn vật nuôi trên địa bàn; tổ chức triển khai tiêm phòng, tiêm phòng bổ sung các bệnh bắt buộc cho đàn vật nuôi theo đúng quy định, bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ, đúng loại vắc xin; cần chú ý các đàn vật nuôi tại các vùng, các khu vực có nguy cơ cao, các đàn vật nuôi đã được tiêm phòng nhưng sắp hết thời gian miễn dịch.
Báo cáo kịp thời, đầy đủ, chính xác số liệu tình hình dịch bệnh, kết quả giám sát dịch bệnh, tiêm phòng, quản lý cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh từ đầu năm đến nay và thực hiện nghiêm công tác báo cáo trên Hệ thống quản lý thông tin dịch bệnh động vật Việt Nam – Hệ thống VAHIS.
Bên cạnh đó, tăng cường giám sát dịch bệnh trên đàn vật nuôi, chú ý tại các vùng biên giới, khu vực có nguy cơ cao, khu vực từng có dịch bệnh xuất hiện nhằm phát hiện sớm, kịp thời cảnh báo và xử lý dứt điểm tránh dịch bệnh lây lan; Phối hợp với các ngành chức năng địa phương tăng cường công tác quản lý kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ động vật; đặc biệt tổ chức ngăn chặn và đề xuất xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trái phép qua biên giới; Tăng cường kiểm tra, giám sát, phát hiện và đề xuất xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển, giết mổ động vật không đảm bảo yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm./.
Nguồn: Công văn số 336/SNNMT-CCCNTYTS ngày 21/3/2025
Xuân Hiếu