CỔNG THÔNG TIN SỞ NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH AN GIANG
nông nghiệp an giang

số điện thoại tiếp nhận
phản ánh kiến nghị về tthc

1

Phòng Tổng hợp - UBND tỉnh

Điện thoại: 02963.957.006

Email: thutuchanhchinh@angiang.gov.vn

2

Tổ kiểm tra công vụ

Điện thoại: 02963.957.049 - 0378.247.247

Email: kiemtracongvu@angiang.gov.vn

đường dây nóng ngành nông nghiệp An Giang

1

Ông Nguyễn Sĩ Lâm (Giám Đốc Sở)

Điện thoại: 0913.979.245

Email: nslam@angiang.gov.vn

2

Ông Lê Hoàng Tâm (Phó Chánh Văn phòng Sở)

Điện thoại: 0919.199.392

Email: lhtam@angiang.gov.vn

Chăn nuôi - Thú y

An Giang chủ động phòng, chống dịch bệnh Cúm gia cầm A H5/N8

02:00 24/07/2021

Theo thông tin của Tổ chức Thú y thế giới (OIE), từ năm 2014 đến nay, chủng vi rút Cúm gia cầm (CGC) A H5/N8 đã xuất hiện, lây lan nhanh, ở phạm vi rất rộng và gây ra dịch bệnh trên gia cầm nuôi. Tính đến tháng 6/2021, đã có 64 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới phát hiện chủng vi rút này. Tại Việt Nam, đã phát hiện chủng vi rút CGC A H5/N8 tại 03 tỉnh: Hoà Bình, Cao Bằng và Quảng Ninh.

Nhận định trong thời gian tới, nguy cơ dịch bệnh CGC A H5/N8 lây lan và xảy ra trên phạm vi rộng rất cao, do: vi rút CGC A H5/N8 lần đầu tiên xuất hiện tại nước ta và nguy cơ lây lan rộng; do chung đường biên giới với các nước trong khu vực, nhất là Vương quốc Campuchia nên các hoạt động giao thương qua lại giữa các nước về vận chuyển, mua bán các loại động vật hoang giả, gia cầm đã nhiễm vi rút CGC A H5/N8 vào Việt Nam diễn biến phức tạp nên dễ xâm nhập vi rút vào nước ta; vi rút được phát hiện từ các gia cầm được chăn thả trên khu vực rộng, đặc biệt được phát hiện từ giám sát chủ động tại chợ buôn bán gia cầm sống, việc vận chuyển, giết mổ gia cầm diễn ra thường xuyên, điều kiện vệ sinh thú y chưa đảm bảo, việc truy xuất nguồn gốc, tiêu huỷ gia cầm mắc bệnh gặp nhiều khó khăn; việc chăn nuôi tràn lan, không đảm bảo an toàn sinh học; thời tiết có nhiều diễn biến phức tạp, nắng nóng, mưa nhiều, ảnh hưởng đến sức đề kháng của gia cầm nuôi…

Để chủ động ngăn chặn vi rút CGC A H5/N8 và các chủng vi rút CGC thể loại khác, hạn chế thấp nhất vi rút CGC lây nhiễm và gây tử vong cho người, ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng, giảm thiểu thiệt hại cho ngành chăn nuôi.

Theo đó, Thường trực Ban Chỉ đạo 389 tỉnh An Giang vừa có văn bản yêu cầu các ngành, địa phương phối hợp với các cơ quan chức năng đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, để nâng cao nhận thức người dân trong phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm; vận động người dân không tham gia vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm không rõ nguồn gốc, nguy cơ dịch bệnh.

Đẩy mạnh công tác phòng, chống nhập khẩu lậu gia cầm và sản phẩm gia cầm qua biên giới; tăng cường kiểm tra, kiểm soát tuyến biên giới, ngăn chặn triệt để việc vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm chưa qua kiểm dịch; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về vận chuyển, buôn bán, giết mổ gia cầm mắc bệnh và có dấu hiệu mắc bệnh, chưa qua kiểm dịch, nhập lậu không rõ nguồn gốc.

Ban Chỉ đạo 389 tỉnh cũng yêu cầu Công an, Hải quan, Bộ đội Biên phòng, Quản lý Thị trường tỉnh, Thanh tra ngành nông nghiệp, Thanh tra ngành ỵ tế, Trung tâm y tế dự phòng, Thú y tỉnh căn cứ chức năng nhiệm vụ tiến hành kiểm tra, giám sát chặt chẽ khu vực biên giới, các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, các chợ đầu mối, các điểm trung chuyển hàng hoá... để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh, nhập khẩu, vận chuyển gia súc, gia cầm và sản phẩm của chúng không rõ nguồn gốc, không có giấy kiểm dịch.

Kịp thời phát hiện phương thức, thủ đoạn, nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm, vi phạm pháp luật, những sơ hở, bất cập trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh, nhập khẩu, vận chuyển, tiêu thụ, giết mổ gia súc, gia cầm, chế biến thực phẩm từ sản phẩm gia súc, gia cầm không rõ nguồn gốc làm lây lan dịch bệnh; tham mưu, kiến nghị, đề xuất cấp có thẩm quyền điều chỉnh, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước.

Riêng Ban Chỉ đạo 389 cấp huyện phải chỉ đạo quyết liệt để ngăn chặn, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm trên địa bàn quản lý, đặc biệt đối với các trường hợp vận chuyển trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm từ nước ngoài vào Việt Nam không rõ nguồn gốc. Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, báo cáo dịch bệnh theo quy định; kịp thời phun thuốc sát khuẩn hoặc sử dụng vôi bột để sát trùng khu vực nuôi.

Nguồn: Công văn số 64/BCĐ-CQTT, ngày 12/7/2021 của Ban Chỉ đạo 389 An Giang về việc phòng chống dịch bệnh cúm gia cầm AH5/N8

Xuân Hiếu