số điện thoại tiếp nhận
phản ánh kiến nghị về tthc
1
Phòng Tổng hợp - UBND tỉnh
Điện thoại: 02963.957.006
Email: thutuchanhchinh@angiang.gov.vn
2
Tổ kiểm tra công vụ
Điện thoại: 02963.957.049 - 0378.247.247
Email: kiemtracongvu@angiang.gov.vn
đường dây nóng ngành nông nghiệp An Giang
1
Ông Nguyễn Sĩ Lâm (Giám Đốc Sở)
Điện thoại: 0913.979.245
Email: nslam@angiang.gov.vn
2
Ông Lê Hoàng Tâm (Phó Chánh Văn phòng Sở)
Điện thoại: 0919.199.392
Email: lhtam@angiang.gov.vn
01:30 22/11/2024
Dưa hấu rớt giá hơn một nửa; - Gạo Việt tăng giá trở lại; - Xuất khẩu gạo Việt Nam đã vượt 8 triệu tấn; - Cá tra Việt Nam bị cạnh tranh gay gắt; - Hiện chỉ Việt Nam có sầu riêng tươi nên giá rất cao, có thời điểm vựa thu mua 200.000 đồng/kg.
Dưa hấu rớt giá hơn một nửa
Giá dưa hấu giảm hơn một nửa so với đầu năm, về quanh 2.000-4.000 đồng một kg tại ruộng, khiến nông dân trồng ở Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long lỗ nặng.
Ông Hùng, nông dân ở Gia Lai, cho biết hồi đầu năm giá bán mỗi kg dưa hấu quanh 8.000 đồng, ông thu 136 triệu đồng cho 17 tấn dưa thu hoạch được. Hiện thương lái trả giá dưa mua tại vườn nhà ông còn 2.500 đồng một kg, giảm gần 70% so với đầu năm. Với mức này, ông Hùng cho biết lỗ hơn 50 triệu đồng khi bán lứa dưa cuối năm.
Khảo sát ở các vùng trồng dưa hấu ở Tây Nguyên cho thấy, giá thu mua tại ruộng của thương lái quanh 2.000-4.000 đồng một kg, tùy chất lượng quả. Mức này giảm 50-70% so với đầu năm. Tương tự, một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long như Bình Phước, Long An, giá dưa bán buôn cũng hạ còn 3.500-4.000 đồng mỗi kg.
Giá lao dốc nhưng người trồng dưa khó bán. Ông Công, chủ vườn dưa tại Gia Lai cho biết năm ngoái ông từng mở rộng diện tích trồng loại quả này lên gần 1 ha, vì thương lái thu mua giá cao để xuất khẩu sang Trung Quốc dịp Noel. Tuy nhiên, năm nay họ giảm mua khiến giá hạ sâu.
"Để có lãi, giá dưa phải từ 5.000 đồng một kg, nhưng mưa lớn làm trái bị thối, người trồng lỗ nặng", ông Công chia sẻ.
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Long An, vụ hè thu năm nay tỉnh trồng hơn 1.500 ha, đạt 70% kế hoạch. Tuy nhiên, các địa phương khác cũng trồng nhiều khiến nguồn cung dư thừa, giá giảm.
Huyện Chư Prông (Gia Lai) trồng khoảng 300 ha, phần lớn là đất người dân Bình Định, Quảng Ngãi thuê. Nơi đây đã thu hoạch 150 ha, giá tại ruộng 1.000-2.000 đồng một kg, khiến người trồng lỗ hơn một nửa.
Trái dưa tại Long An nổi tiếng về chất lượng quả ít hạt, ngọt nước. Song anh Lê Văn Ba, một thương lái thu mua tại khu vực này cho biết năm nay nguồn cung tăng trong khi phía Trung Quốc mua ít, nhiều lô hàng nằm bãi. Chất lượng quả giảm sau nhiều ngày nằm chờ, họ đành hạ giá để đẩy hàng.
Ông Nguyễn Tấn Thanh, thương lái Long An, nhận định đây là đợt giảm giá mạnh nhất từ đầu năm. Ông chủ yếu bán nội địa thay vì xuất khẩu, do nguồn cung từ các tỉnh dồi dào.
Trên các hội nhóm bán buôn, giá dưa ở Gia Lai khoảng 3.500 đồng một kg. Trong khi đó, dưa Long An sau khi vận chuyển tới TP HCM bán lẻ tại các chợ đầu mối 6.000 đồng một kg, loại ngon chưa tới 10.000 đồng.
Cuối tháng 11/2023, Việt Nam ký nghị định thư xuất khẩu chính ngạch dưa hấu sang Trung Quốc, mở rộng cơ hội tại thị trường này. Theo quy định, dưa hấu tươi không được nhiễm 5 loài kiểm dịch thực vật gồm các loại ruồi đục quả, rệp Phenacoccus solenopsi và vi khuẩn Acidovorax avenae subsp.
Các vùng trồng và cơ sở đóng gói dưa hấu xuất sang Trung Quốc phải đăng ký và được Bộ Nông nghiệp, Tổng cục Hải quan Trung Quốc phê duyệt.
9 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu dưa hấu của Việt Nam đạt hơn 72 triệu USD, tăng 60% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, từ tháng 10 trở đi, theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, xuất khẩu dưa chững lại do Trung Quốc giảm mua.
Nguồn: vnexpress.net
Gạo Việt tăng giá trở lại
Giá gạo Việt Nam giữ mức cao nhất thế giới, vượt qua các quốc gia xuất khẩu lớn dù Ấn Độ quay lại thị trường.
Cuối tháng 10, Ấn Độ - quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới - gỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu, khiến giá gạo trên thị trường quốc tế đồng loạt giảm mạnh. Theo dữ liệu từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam, mỗi tấn gạo 5% tấm của Pakistan, Thái Lan 457-490 USD, giảm 5-10% so với trước khi lệnh cấm được dỡ bỏ.
Trái ngược với xu hướng chung, mỗi tấn gạo Việt Nam sau khi giảm nhẹ xuống gần 500 USD, đã tăng trở lại từ 21/11 và đạt 522 USD. Điều này giúp hàng Việt duy trì vị trí đắt đỏ trong nhóm các nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới.
Theo thống kê từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 10 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu khoảng 7,8 triệu tấn gạo, thu về 4,9 tỷ USD, tăng hơn 23% so với cùng kỳ năm trước. Giá gạo bình quân đạt 626,2 USD một tấn, tăng 12%.
Philippines vẫn là nước mua gạo Việt nhiều nhất, trên 45% tổng lượng xuất khẩu, tiếp theo là Indonesia 14,4% và Malaysia 8,5%. Việc Indonesia tiếp tục mua một số loại gạo chuyên dụng từ Việt Nam giúp thị trường xuất khẩu không bị ảnh hưởng.
Tại thị trường nội địa, giá lúa trong dân cũng tăng trở lại nhờ nguồn cung hạn chế. Khảo sát tại Đồng bằng sông Cửu Long cho thấy, giá lúa tại kho đắt thêm 500 đồng một kg so với tuần trước, lên hơn 9.200 đồng một kg.
Ông Huỳnh, nông dân ở An Giang chia sẻ vài ngày qua, thương lái báo giá thu mua lúa tăng thêm 200-300 đồng một kg. Tuy nhiên, lượng hàng tồn kho thấp khiến ông giữ lại lượng đủ dùng, chờ vụ thu hoạch sắp tới.
Theo một doanh nghiệp thu mua gạo tại Đồng Tháp, nguồn cung lúa vụ thu đông hiện nay hạn chế vì đã cuối vụ. Đầu tháng 10, mỗi ngày doanh nghiệp thu mua 1.000-1.500 tấn, hiện khoảng 300-500 tấn.
Nguồn cung giảm khiến giá gạo xuất khẩu Việt Nam tiếp tục tăng. Ngoài ra, hàng Việt chủ yếu là gạo thơm, dẻo thuộc phân khúc trung và cao cấp, cạnh tranh vượt trội so với các quốc gia khác.
Xu hướng canh tác trong nước cũng có sự thay đổi đáng kể, khi nông dân chuyển dần sang các giống gạo chất lượng cao để xuất khẩu. Hiệp hội Lương thực Việt Nam nhận định nhờ sự chuyển đổi này, hàng Việt đang khẳng định vị thế vững chắc trên thị trường quốc tế.
Ngược lại, Việt Nam cũng tăng nhập khẩu gạo, khi 10 tháng đầu năm đạt 3,2 triệu tấn gạo, tương đương 1,2 tỷ USD. Mức này tăng gần 73% so với cùng kỳ năm ngoái, đưa Việt Nam trở thành quốc gia nhập khẩu gạo lớn thứ ba thế giới, sau Philippines và Indonesia.
Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) dự báo, sản lượng lúa năm nay đạt khoảng 43 triệu tấn, đủ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu trên 8 triệu tấn gạo.
Kim ngạch xuất khẩu dự kiến vượt 5 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay. Điều này cho thấy gạo Việt giữ vị thế về chất lượng, tăng uy tín trên thị trường quốc tế.
Nguồn: vnexpress.net
Xuất khẩu gạo Việt Nam đã vượt 8 triệu tấn
Việt Nam đã xuất khẩu thêm 293.484 tấn gạo trong nửa đầu tháng 11, nâng tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước tính đến ngày 15-11 lên 8,05 triệu tấn, tương đương 5,05 tỉ đô la Mỹ.
Theo Tổng cục Hải quan, tính đến ngày 15-11, xuất khẩu gạo Việt Nam đã đạt hơn 8 triệu tấn với trị giá 5,05 tỉ đô la Mỹ. Trong tuần qua, giá lúa gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) ghi nhận sự tăng nhẹ, tập trung chủ yếu ở một số loại gạo, TTXVN đưa tin.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang, giá một số loại lúa phổ biến đã có sự điều chỉnh tăng nhẹ. Cụ thể, giá lúa IR 50404 và OM 5451 đã tăng thêm 200 đồng/kg, dao động khoảng từ 7.600 đến 7.800 đồng/kg. Các loại lúa Đài thơm 8 và OM 18 cũng ghi nhận mức tăng 400 đồng/kg, lần lượt đạt 8.600 - 8.800 đồng/kg và 8.500 - 8.600 đồng/kg.
Tại thị trường gạo bán lẻ, gạo thường đã tăng thêm 1.000 đồng/kg, hiện dao động trong khoảng 16.000 - 17.000 đồng/kg. Các loại gạo thơm thái hạt dài, Jasmine, Nàng Hoa cũng ghi nhận mức tăng tương tự.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam đã tăng nhẹ trong tuần này, lên mức 522 đô la Mỹ/tấn so với khoảng 515-520 đô la Mỹ/tấn của tuần trước. Tuy nhiên, một thương nhân tại An Giang cho biết hoạt động giao dịch trên thị trường đang khá trầm lắng.
Trên thế giới, giá gạo xuất khẩu của Thái Lan đã đạt mức cao nhất trong một tháng qua, được thúc đẩy bởi nhu cầu từ các thị trường truyền thống như Philippines, Indonesia và các nước châu Á khác, giúp kim ngạch xuất khẩu gạo của Thái Lan tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái.
Giá gạo 5% tấm của Thái Lan đã có sự tăng trưởng đáng kể, đạt mức cao nhất trong một tháng qua, đạt 500 đô la Mỹ/tấn so với mức 490-495 đô la Mỹ/tấn của tuần trước.
Trong khi đó, giá gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ đã ổn định ở mức thấp trong ba tuần liên tiếp, đạt 440-447 đô la Mỹ/tấn, mức thấp nhất kể từ tháng 7-2023.
Một nhà xuất khẩu tại Mumbai cho biết người mua đang tỏ ra thận trọng và trì hoãn các giao dịch do giá đã giảm liên tục trong thời gian qua và kỳ vọng nguồn cung sẽ tăng lên trong thời gian tới.
Nguồn: thesaigontimes.vn
Cá tra Việt Nam bị cạnh tranh gay gắt
Cá tra Việt Nam không còn “một mình một chợ”, đang bị cạnh tranh gay gắt, dù tỉ trọng xuất khẩu chiếm gần 50% thị trường toàn cầu.
Thông tin được đưa ra tại hội nghị tổng kết cá tra năm 2024, tổ chức tại Đồng Tháp, ngày 17/11.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, sản lượng cá tra năm 2024 ước đạt 1,6 triệu tấn, tương đương năm trước. Tính đến ngày 15/10, kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt 1,56 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ 2023, song mức tăng trưởng không đều do bị sự cạnh tranh gay gắt từ các quốc gia và dòng sản phẩm cá thịt trắng khác.
Theo Cục Thủy sản, cá tra Việt Nam chiếm 42% sản lượng cá tra toàn cầu, còn các nước Ấn Độ, Trung Quốc, Bangladesh chiếm từ 15-21 %. Cục phân tích sản lượng cá tra Ấn Độ ngày càng tăng song kích cỡ cá rất nhỏ, chủ yếu cung cấp trong nước. Tương tự, Trung Quốc đã nuôi cá tra hơn 7 năm qua, duy trì sản lượng mỗi năm khoảng 1,4 triệu tấn, chủ yếu phục vụ trong nước. Tuy nhiên điều này cũng có nghĩa là họ sẽ giảm nhập khẩu.
Riêng Indonesia, sản lượng không cao nhưng đã xuất khẩu sang thị trường Trung Đông với nhãn hàng riêng và đang tạo uy tín. Ngoài ra, cá tra cũng bị cạnh tranh bởi những loại cá thịt trắng khác như cá rô phi - chiếm 20% thị phần cá thịt trắng toàn cầu và cá tuyết.
Cục Thủy sản khuyến cáo các doanh nghiệp cá tra nên nâng cao về chất lượng, tỷ lệ mạ băng (lớp nước đóng băng trên bề mặt sản phẩm), xây dựng thương hiệu để có giá bán phù hợp. Cục cho biết Thái Lan không ghi nhận trên bản đồ nuôi cá tra nhưng họ xuất khẩu sang Mỹ. Năm 2022, giá của Thái Lan chỉ bằng một nửa cá tra Việt Nam và hai năm sau lại ghi nhận giá cao gấp đôi.
Ngoài việc thị trường bị cạnh tranh, cá tra còn gặp nhiều khó khăn như 70% cá giống bố mẹ không qua chọn lựa, cơ sở sản xuất ương dưỡng cá giống được cấp giấy chứng nhận chiếm tỷ lệ nhỏ, tỷ lệ sống của cá giống thấp, giá vật tư đầu vào tăng khiến giá thành sản xuất cao.
Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VSEP), thị phần xuất khẩu cá tra năm nay đang có sự thay đổi so với năm 2023. Cụ thể, Trung Quốc chiếm 29%, giảm 2%, trong khi thị trường Mỹ từ 15% tăng lên 18%. Ngoài hai thị trường chính, nhóm thị trường nhỏ như Brazil, Nhật Bản, Colombia, Nga có tăng trưởng xuất khẩu khá ấn tượng.
Theo đánh giá của VSEP, thị trường Nhật là khó tính đối với cá da trơn nước ngọt nhưng Việt Nam đang thành công với sản phẩm sasimi, một sản phẩm rất tiềm năng.
Nguồn: vnexpress.net
Hiện chỉ Việt Nam có sầu riêng tươi nên giá rất cao, có thời điểm vựa thu mua 200.000 đồng/kg
Ngày 18-11, theo ghi nhận, giá sầu riêng tại các vựa thu mua ở Đồng bằng sông Cửu Long cao ngất ngưởng, khoảng 180.000 – 190.000 đồng/kg giống Monthong loại A và 135.000 – 140.000 đồng/kg giống Ri 6 loại A - gấp đôi so với hàng chính vụ. Sầu riêng loại B giá thấp hơn 20.000 đồng/kg và loại C thấp hơn 40.000 đồng/kg so với hàng loại A.
Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, cho biết hiện Việt Nam "một mình một chợ" về sầu riêng nên được giá, đặc biệt là thời điểm nghịch vụ, sản lượng ít. Một số thời điểm cần hàng, chủ vựa sẵn sàng mua sầu riêng Monthong loại A với giá 200.000 đồng/kg.
Ông Nguyên cho hay thị trường chính của sầu riêng là Trung Quốc. Việt Nam có thể vượt Thái Lan xuất khẩu cho thị trường này trong 1-2 năm tới.
Năm 2024, Thái Lan "chốt sổ" vụ sầu riêng với giá trị xuất khẩu 3,7 tỉ USD, giảm so với năm ngoái. Trong khi đó, Việt Nam ước đạt 3,5 tỉ USD, tăng mạnh khoảng 60%.
Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, đến hết tháng 10, nước ta đã xuất khẩu được 6,16 tỉ USD rau quả, trong đó thị trường Trung Quốc gần 4,1 tỉ USD. Mặt hàng xuất khẩu ấn tượng nhất vẫn là sầu riêng với giá trị khoảng 2,9 tỉ USD.
Người dân Trung Quốc rất chuộng sầu riêng nhưng trong nước mới trồng thử nghiệm tại đảo Hải Nam chưa thành công nên phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu, chủ yếu đến từ các nước Đông Nam Á như: Thái Lan, Việt Nam, Malaysia…
Nguồn: vietstock.vn