số điện thoại tiếp nhận
phản ánh kiến nghị về tthc
1
Phòng Tổng hợp - UBND tỉnh
Điện thoại: 02963.957.006
Email: thutuchanhchinh@angiang.gov.vn
2
Tổ kiểm tra công vụ
Điện thoại: 02963.957.049 - 0378.247.247
Email: kiemtracongvu@angiang.gov.vn
đường dây nóng ngành nông nghiệp An Giang
1
Ông Nguyễn Sĩ Lâm (Giám Đốc Sở)
Điện thoại: 0913.979.245
Email: nslam@angiang.gov.vn
2
Ông Lê Hoàng Tâm (Phó Chánh Văn phòng Sở)
Điện thoại: 0919.199.392
Email: lhtam@angiang.gov.vn
05:15 27/05/2024
Tỉnh An Giang, sản xuất nông nghiệp, thủy sản là thế mạnh của nền kinh tế tỉnh An Giang, sản xuất phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, sản phẩm nông nghiệp đã gắn với thị trường, chất lượng sản phẩm ngày càng được chú trọng. Công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm của tỉnh luôn được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự phối hợp của các Sở ban ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố. Đặc biệt, các tổ chức cá nhân sản xuất kinh doanh ngày càng nhận thức, ý thức trách nhiệm đối người tiêu dùng thực phẩm ngày càng được nâng cao. Các chỉ số đánh giá như tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh được chứng nhận đáp ứng hoặc ký cam kết tuân thủ qui định ATTP; tỷ lệ mẫu giám sát đạt yêu cầu ATTP; số cơ sở và diện tích trồng trọt, nuôi trồng thủy sản được chứng nhận VietGAP và tương đương ngày càng được cải thiện và tăng lên.
Hưởng ứng “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” theo Quyết định số 332/QĐ-SYT ngày 22/04/2024 của Giám đốc Sở Y tế tỉnh An Giang về việc Kiểm tra liên ngành về an toàn thực “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2024. Đoàn kiểm tra Liên ngành đã tiến hành kiểm tra từ ngày 25/4/2024 đến hết hết ngày 20/5/2024. Đoàn kiểm tra liên ngành cấp tỉnh được thành lập và hoạt động theo đúng mục đích và yêu cầu kiểm tra trong Kế hoạch số 43/KH-BCĐLNATTP ngày 03/04/2024 của Ban Chỉ đạo liên ngành tỉnh về an toàn thực phẩm tỉnh về việc triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2024, Đoàn được cơ cấu gồm 14 thành viên gồm đủ các ngành, lĩnh vực: ngành Y tế, ngành Công thương, Nông nghiệp phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Quản lý thị trường, Công an kinh tế và Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh An Giang.
Đối tượng kiểm tra của Đoàn là tất cả các cơ sở thực phẩm trên địa bàn tỉnh An Giang, tuy nhiên trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm nay, Đoàn tập trung kiểm tra những cơ sở có nguy cơ cao có thể xảy ra ngộ độc thực phẩm hàng loạt như: bếp ăn tập thể của công ty, dịch vụ nấu đám tiệc, quán ăn uống có quy mô lớn, các cơ sở sản xuất thực phẩm có nguy cơ sử dụng phụ gia, chất hỗ trợ chế biến không an toàn (sản xuất đậu hủ, sản xuất bún, sản xuất bánh mì kẹp thịt,...).
Kết thúc tháng hành động vì an toàn thực phẩm, Đoàn đã kiểm tra được 21 cơ sở tại một số địa phương như: Long Xuyên, Thành phố Châu Đốc, huyện Thoại Sơn, huyện Chợ Mới,… nội dung kiểm tra việc tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm theo đặc thù loại hình cơ sở sản xuất thực phẩm, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống; hoặc đảm bảo an toàn thực phẩm theo quy mô cơ sở thực phẩm (doanh nghiệp, hộ cá thể); hoặc việc tuân thủ các quy đinh khác có liên quan đến an toàn thực phẩm (quy định về nhãn hàng hoá thực phẩm, quy định khám sức định kỳ cho nhân viên, lao động, luật tiêu chuẩn, quy chuẩn,...).
TT |
Loại hình cơ sở thực phẩm |
Số cơ sở được kiểm tra |
Số cơ sở đạt |
Vi phạm |
1 |
Cơ sở sản xuất thực phẩm |
6 |
5 |
1 |
2 |
Cơ sở dịch vụ ăn uống |
12 |
9 |
3 |
3 |
Cở sở kinh doanh thực phẩm |
3 |
2 |
1 |
|
Tổng số |
21 |
17 |
5 |
(Bảng: Tổng hợp số cơ sở, doanh nghiệp)
Tổng số cơ sở được kiểm tra 21 cơ sở trong đó 17 cơ sở có quy mô hộ kinh doanh, 04 cơ sở là tổ chức; nếu loại theo loại hình cơ sở: loại hình sản xuất được kiểm tra là 6; loại hình kinh doanh thực phẩm được kiểm tra 03 cơ sở, dịch vụ ăn uống là 12; nếu phân nhóm cơ sở theo ngành quản lý: trong 21 cơ sở được kiểm tra có 12 cơ sở thuộc ngành Y tế, 05 cơ sở thuộc ngành Công thương và 04 cơ sở thuộc ngành Nông nghiệp Phát triển nông thôn quản lý. Kết quả: số cơ sở vi phạm 05 cơ sở gồm: 01 tổ chức và 04 cá nhân; đã đề nghị ban hành 05 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với hình thức phạt tiền, tổng số tiền phạt là 33.000.000 đồng. Tổng số hàng hoá thực phẩm vi phạm về nguồn gốc xuất xứ giá trị 20.550.000 đ và buộc cơ sở tiêu huỷ 01 loại hàng hóa thực phẩm vi phạm theo quy định (sản phẩm thịt chà bông).
Nhìn chung:
- Các cơ sở thực hiện tốt thủ tục pháp lý về an toàn thực phẩm như: có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm, nhân viên trực tiếp có giấy chứng nhận đủ sức khoẻ, chủ cơ sở có tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm cho nhân viên.
- Vệ sinh của nhân viên chế biến, kinh doanh: Trong quá trình sản xuất, kinh doanh nhân viên được trang bị trang phục riêng, có bảo hộ lao động phù hợp với môi trường sản xuất, kinh doanh của cơ sở và có ý thức vệ sinh cá nhân thường xuyên.
- Vệ sinh cơ sở, dụng cụ, thiết bị: tất cả cơ sở có diện tích phù hợp theo quy mô từng cơ sở, nhà xưởng sản xuất, nơi chế biến kinh doanh được thiết kế, bố trí theo hướng dễ vệ sinh, chống côn trùng và có sự phân riêng các khu vực sản xuất hợp lý; có đủ trang thiết bị, dụng cụ chuyên dụng để sản xuất hoặc kinh doanh và có vệ sinh thường xuyên nhà xưởng, thiết bị dụng cụ.
- Kết thúc đợt kiểm tra, không phát hiện trường hợp vi phạm về việc sử dụng phụ gia thực phẩm ngoài danh mục cho phép, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không đúng quy định trong sản xuất kinh doanh thực phẩm.
Truy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, Đoàn có phát hiện ra các vấn đề tồn tại có thể gây mất an toàn thực phẩm:
- Sử dụng người trực tiếp chế biến thức ăn mà không đội mũ, đeo khẩu trang; không cắt ngắn móng tay; không sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín, thức ăn ngay;
- Thực hiện không đúng quy định của pháp luật về chế độ kiểm thực 3 bước;
- Quy trình sản xuất thực phẩm không theo nguyên tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm cuối cùng;
- Nơi chế biến, kinh doanh, bảo quản có côn trùng, động vật gây hại xâm nhập;
- Kinh doanh hàng hoá không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Tóm lại: Thời gian kiểm tra “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” chỉ trong khoảng 01 tháng với hơn 21 cơ sở, doanh nghiệp được kiểm tra, kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh thuộc lĩnh vực mình công tác, trang phục, tác phong chỉnh tề, không gây phiền hà cho đối tượng kiểm tra; thực hiện việc kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm đúng nội dung và đúng đối tượng kiểm tra và đã đạt được mục tiêu Kế hoạch đã đề ra; So với năm 2023, số cơ sở kiểm tra là tương đương nhưng số xử lý vi phạm có tăng hơn, Đoàn kiểm tra đã xử phạt vi phạm về an toàn thực phẩm là 05 cơ sở, chiểm tỉ lệ 24% so với cơ sở được kiểm tra tuy đã phản ánh tình trạng vi phạm an toàn thực phẩm và các lĩnh vực có liên quan đến an toàn thực phẩm trong tỉnh An Giang vẫn là mối lo ngại.
Để nâng cao công tác quản lý chất lượng, ATTP nông, lâm, thuỷ sản trong thời gian tới cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm như sau:
- Tập trung làm tốt công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02/2/2018 và Chỉ thị số 17/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 21/10/2021 của Ban Bí thư về tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới;
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông, phổ biến kiến thức về chất lượng an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản dưới nhiều hình thức phong phú, đa dạng đến nhiều đối tượng khác nhau, góp phần làm chuyển biến nhận thức đối với các cơ quan quản lý, cơ sở sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giám sát thực hiện quy trình sản xuất từ nguyên liệu đầu vào đến sản xuất chế biến để sản phẩm đầu ra luôn đảm bảo ATTP; thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm, xử lý vi phạm về chất lượng an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản quyết liệt và kịp thời.
- Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị thuộc Sở Y tế, Sở Công thương, Công an tỉnh, Uỷ ban mặt trận tổ quốc tỉnh, Cục Quản lý thị trường trong tổ chức quản lý, kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm từ đó tạo sự chuyển biến trong nhận thức của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản để hạn chế đến mức thấp nhất sản phẩm không đảm bảo chất lượng lưu thông trên địa bàn tỉnh.
- Đẩy mạnh việc triển khai các chính sách hỗ trợ xây dựng, kết nối chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn giúp người sản xuất, kinh doanh nông sản thay đổi cách nghĩ, cách làm, liên kết sản xuất tăng giá trị sản phẩm; Hỗ trợ kết nối, quảng bá các thương hiệu sản phẩm trên các kênh thông tin, tham gia hội chợ tiêu thụ nông sản trong và ngoài tỉnh, nâng cao giá trị, sức cạnh tranh cho các sản phẩm OCOP của tỉnh.
Nguyễn Hoàng Linh
Phó Chi cục trưởng CCQLCLNLS và TS An Giang