CỔNG THÔNG TIN SỞ NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH AN GIANG
nông nghiệp an giang

số điện thoại tiếp nhận
phản ánh kiến nghị về tthc

1

Phòng Tổng hợp - UBND tỉnh

Điện thoại: 02963.957.006

Email: thutuchanhchinh@angiang.gov.vn

2

Tổ kiểm tra công vụ

Điện thoại: 02963.957.049 - 0378.247.247

Email: kiemtracongvu@angiang.gov.vn

đường dây nóng ngành nông nghiệp An Giang

1

Ông Nguyễn Sĩ Lâm (Giám Đốc Sở)

Điện thoại: 0913.979.245

Email: nslam@angiang.gov.vn

2

Ông Lê Hoàng Tâm (Phó Chánh Văn phòng Sở)

Điện thoại: 0919.199.392

Email: lhtam@angiang.gov.vn

Thông tin tổng hợp

An Giang: Triển khai thực hiện 47 nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ

09:15 24/05/2024

Giai đoạn 2016 - 2024, tỉnh An Giang đã tổ chức triển khai thực hiện 47 nhiệm vụ Khoa học và công nghệ góp phần thực hiện phục vụ phát triển sản phẩm chủ lực, đặc thù có lợi thế của tỉnh, như: xoài, cá tra, ràu, dược liệu… Trong đó, chú trọng tập trung nghiên cứu nâng cao chất lượng giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản phục tráng, chọn tạo, bảo tồn các giống lúa, đặc biệt là bộ giống đặc sản địa phương Nàng Nhen Thơm, Jasmine 85, nếp Phú Tân, lúa mùa nổi. Xã hội hóa các giống cây màu; nghiên cứu kỹ thuật sản xuất nhân tạo các giống cá tra, cá heo, cá sặc rằn, cá rô biển, cá trèn bầu, cá rô phi,…; xây dựng quy trình phòng và trị bệnh các đối tượng thủy sản (lươn, cá lóc). Đồng thời, khôi phục, phát triển các loại cây trồng, vật nuôi đặc sản có thế mạnh của địa phương như xoài Ba Màu, xoài Thơm Vĩnh Hòa, xoài thanh ca đen, sầu riêng, Bơ Núi Cấm, nhãn Mỹ Đức; phục tráng giống gà tàu vàng; thuần hóa giống gà rừng Bảy Núi…

Ngoài ra, An Giang đã xây dựng quy trình canh tác đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP,… cho các sản phẩm rau màu, lúa và thủy sản; xây dựng chuỗi giá trị - tiêu thụ lúa Jasmine, xoài Ba Màu, chuỗi liên kết sản xuất lươn đồng, cá lóc,… để từng bước hình thành các chuỗi liên kết trong sản xuất, phát triển bền vững.  Ngoài ra, các mô hình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở thị xã Tân Châu và huyện Tịnh Biên; mô hình cánh đồng lớn 4H và cánh đồng lớn cải tiến; mô hình nông nghiệp đô thị và các mô hình nông lâm kết hợp có hiệu quả.

Đồng thời tỉnh đã đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa đồng ruộng, cải tiến công nghệ sau thu hoạch, công nghệ chế biến nông sản, thực phẩm như mô hình máy san phẳng mặt ruộng bằng tia laser, máy cuốn rơm;… Thông qua các đề tài, dự án, ngành Khoa học và công nghệ (KH&CN) đã hỗ trợ hơn 26 doanh nghiệp/cơ sở thực hiện ứng dụng, đổi mới công nghệ góp phần nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm; Hỗ trợ xây dựng hơn 218 mô hình trình diễn về sản xuất nông nghiệp và nâng cao năng lực ứng dụng các tiến bộ KH&CN mới cho khoảng 13.640 lượt người tham gia học tập, tiếp nhận những quy trình, kỹ thuật mới có thể áp dụng vào thực tiễn sản xuất thông qua các lớp tập huấn kỹ thuật và Hội thảo KH&CN.

An Giang áp dụng nhiều tiến bộ KH&CN và đã có hiệu quả trong sản xuất lúa, rau, cây ăn trái. Nông dân từng bước được tiếp cận và áp dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất (như sản xuất theo VietGAP, sản xuất an toàn, sản xuất theo hướng hữu cơ, ứng dụng cơ giới hóa). Các mô hình đã tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giữa nông dân và doanh nghiệp, xây dựng vùng nguyên liệu bảo đảm an toàn thực phẩm, ổn định và bền vững; ngành trồng trọt tăng trưởng khá nhờ diện tích sản xuất tăng, cơ cấu giống dịch chuyển sang lúa (chất lượng cao) và nếp; cùng với thị trường tiêu thụ ổn định, giá bán khá cao;... nên ngành hàng lúa gạo tăng trưởng nhẹ so với năm trước.

Kim Trang