CỔNG THÔNG TIN SỞ NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH AN GIANG
nông nghiệp an giang

số điện thoại tiếp nhận
phản ánh kiến nghị về tthc

1

Phòng Tổng hợp - UBND tỉnh

Điện thoại: 02963.957.006

Email: thutuchanhchinh@angiang.gov.vn

2

Tổ kiểm tra công vụ

Điện thoại: 02963.957.049 - 0378.247.247

Email: kiemtracongvu@angiang.gov.vn

đường dây nóng ngành nông nghiệp An Giang

1

2

Ông Lê Hoàng Tâm (Phó Chánh Văn phòng Sở)

Điện thoại: 0919.199.392

Email: lhtam@angiang.gov.vn

Thông tin tổng hợp

Châu Thành: Tập huấn kỹ thuật Tận dụng phụ phẩm sau khi trồng nấm để nuôi trùn quế

09:15 15/02/2025

Trong năm 2024, Dự án “Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động của hóa chất nông nghiệp và đốt lộ thiên đối với biến đổi khí hậu và đa dạng sinh học ở Việt Nam” đã hỗ trợ 3 thiết bị nuôi trùn quế cho 3 nông dân ở các xã Vĩnh Thành, Hòa Bình Thạnh và Tân Phú. Sau thời gian thực hiện nhằm đánh giá lại kết quả cũng như nhân rộng mô hình cho nông dân trên địa bàn huyện, chiều ngày 14/02 Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Ban quản lý Dự án hợp tác giữa An Giang với GAPH-VACNE và trạm Khuyến Nông Châu Thành tổ chức lớp Tập huấn kỹ thuật Tận dụng phụ phẩm sau khi trồng nấm để nuôi trùn quế tại xã Vĩnh Thành cho 35 nông dân trên địa bàn huyện.

 

Mỗi thiết bị có chiều dài 1,8m x rộng 1,1m x cao 0,6m, tổng sinh khối tương đương 4m3. Bên dưới mặt đáy là một miếng lót dạng lưới, bên trên miếng lưới là một tấm sắt cách miếng lưới khoảng 10cm có thể di chuyển dùng để cắt lớp phân trùn khi trùn ăn và thải ra phân sẽ dễ dàng thu hoạch hơn.

Theo bà Nguyễn Huỳnh Ngọc Ngà, nông dân tham gia mô hình tại xã Tân Phú cho biết: “Tôi có 06 nhà trồng nấm rơm, phụ phẩm sau khi trồng nấm thường bán cho nông dân lân cận để trồng hoa kiểng, cây ăn trái, rau màu với giá 2.000 đồng/kg, Tuy nhiên, sau khi tham gia mô hình, được hỗ trợ thiết bị nuôi trùn quế và kỹ thuật nuôi. Nhìn chung, mô hình dễ áp dụng, chỉ cần khoảng đất nhỏ để đặt máy, không cần nhiều thời gian chăm sóc, nguồn phân hữu cơ từ trùn quế rất tốt cho cây trồng”.

Về kỹ thuật nuôi, theo anh Trần Văn Tuấn, xã Hòa Bình Thạnh cho biết: “Đợt đầu tiên đưa 1 lớp rơm sau khi trồng nấm 40cm, 1 lớp giá thể có giống trùn quế và 1 lớp phân phân bò tươi 3cm: theo dõi ẩm độ, định kỳ 3 ngày tưới 1 lần (khoảng 20 lít nước): Ghi nhận 15 ngày sau khi vô giá thể trùn quế bắt đầu xuất hiện nhiều lên lớp mặt. Các đợt tiếp theo: thực hiện giống như đợt thứ đầu tiên, lưu ý theo dõi tốc độ ăn của trùn quế mà cung cấp thêm giá thể. 70 ngày sau khi nuôi tiến hành thu hoạch đợt phân đầu tiên được 20 kg phân trùn quế, các đợt tiếp theo khoảng 15-20 ngày thu hoạch 1 lần.

Theo Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Thị Vân Hà - Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh: “Với mục tiêu của dự án là nâng cao nhận thức và kiến thức của người dân trong việc tận dụng phụ phẩm từ cây lúa, vận động nông dân không đốt rơm rạ sau thu hoạch lúa trên đồng ruộng nhằm bảo vệ môi trường, giảm phát thải khi nhà kính. Thông qua mô hình cũng như lớp tập huấn, giúp nông dân được trang bị kiến thức về lợi ích của phân trùn quế đối với cây trồng, đặc tính sinh sống của trùn quế, các bước chuẩn bị nơi ủ, giá thể rơm, phân bò, cách chăm sóc, tưới nước và hiệu quả của mô hình mang lại. Ưu điểm của mô hình là không cần diện tích quá lớn, sản xuất quanh năm, nguồn phân hữu cơ không có mùi hôi, quy  trình dễ chăm sóc và thu hoạch. Đặc biệt với công nghệ tách lớp phân trùn quế đơn giãn, dễ áp dụng”.

Đây là mô hình đem lại hiệu quả cao, giúp nông dân trồng nấm rơm nâng cao thêm thu nhập khi tận dụng phụ phẩm sau trồng nấm để nuôi trùn quế. Theo anh Trần Văn Thanh Tuyền, nông dân tham gia mô hình tại xã Vĩnh Thành cho biết: “Tôi có 03 nhà trồng nấm rơm, sau khi tham gia mô hình, được hỗ trợ thiết bị nuôi trùn quế và kỹ thuật nuôi. Thấy được chất lượng phân trùn quế, gia đình tôi đã sử dụng nguồn phân này để trồng rau các loại như rau muống, mồng tơi, xà lách, ngò rí, bắp cải,….mà không cần bón thêm phân hóa học hay thuốc BVTV, cây vẫn xanh tốt và cho năng suất rất cao. Đến nay, tôi đã thu được gần 1 tấn phân trùn quế, sau khi trừ chi phí, lợi nhuận mang lại hơn 3 triệu đồng”./.

 Phạm Thị Như  

Trạm Khuyến Nông Châu Thành