CỔNG THÔNG TIN SỞ NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH AN GIANG
nông nghiệp an giang
Thông tin tổng hợp

An Giang chủ động công tác phòng, tránh sạt lở đất bờ sông, kênh rạch

05:00 11/12/2023

Theo Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh An Giang dự báo, cảnh báo Khí tượng Thủy văn thời hạn Mùa khu vực tỉnh An Giang: Tổng lượng dòng chảy sông Mekong về hạ lưu qua hai trạm Tân Châu và Châu Đốc trong tháng 12/2023 đến tháng 01/2024 thấp hơn TBNN từ 5-10%; tháng 02-4/2024 thấp hơn TBNN từ 10-20%.

Do hiện nay, mực nước lũ trên các sông, kênh rạch đang rút, có sự thay đổi mực nước theo triều, sự chênh lệch giữa mực nước và đỉnh bờ sông, kênh, rạch lớn, cấu trúc đất yếu, nước lũ thấm vào đất trong mùa mưa lũ vừa qua, sự tác động của các phương tiện giao thông thủy, bộ đã làm cho một số tuyến sông, kênh ở các địa phương xảy ra răn nứt, sạt lở trong thời gian gần đây. Điển hình tình hình răn nứt đất bờ kênh Xáng, thị xã Tân Châu xảy ra ngày 04/12/2023, với chiều dài 40 m, ăn sâu vào đất liền khoảng 10 m, ảnh hưởng đến 05 nhà của nhân dân, vị trí răn nứt cách nhà dân khoảng 01 m, có nguy cơ đe dọa đến tính mạng và tài sản của người dân,...

Để chủ động phòng ngừa, giảm thiểu thiệt hại do sạt lở đất bờ sông, kênh rạch gây ra, Ban chỉ huy ƯPBĐKH-PCTT & PTDS tỉnh vừa có văn bản số 116/BCH-PCTT ngày 8/12/2023 đề nghị các sở, ban, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ quản lý của đơn vị tiếp tục thực hiện nhiệm vụ được UBND tỉnh giao theo Quyết định số 1695/QĐ-UBND, nhiệm vụ được phân công tại Phụ lục kèm theo Quyết định số 1695/QĐ-UBND ngày 22/7/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 957/QĐ-TTg ngày 06/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh An Giang và các nội dung bảo đảm yêu cầu Phòng, chống thiên tai được quy định tại Quyết định số 53/2022/QĐ-UBND ngày 23/12/2022 của UBND tỉnh An Giang về việc Ban hành Quy định bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý, vận hành, sử dụng công trình, nhà ở trên địa bàn tỉnh An Giang.

Đồng thời thường xuyên theo dõi, cập nhật kết quả quan trắc cảnh báo sạt lở đất bờ sông, kênh rạch của Sở Tài nguyên và Môi trường, thông báo các khu vực nguy hiểm, đặc biệt nguy hiểm diễn biến sạt lở trên hệ thống truyền thông; tuyên truyền pháp luật, hướng dẫn các biện pháp phòng chống, khắc phục khẩn cấp khi có sự cố thiên tai, sạt lở để đơn vị, địa phương, người dân chủ động phòng tránh, ứng phó thiên thiên tai, sạt lở.

          Cắm biển cảnh báo sạt lở tại các khu vực đã và đang có nguy cơ xảy ra sạt lở thông tin cho người dân chủ động phòng tránh.

          Tiếp tục kiểm soát chặt chẽ công tác quy hoạch, xây dựng nhà cửa, công trình ven sông, kênh, rạch nhằm khắc phục tình trạng nhà cửa, công trình lấn chiếm dòng chảy, tăng nguy cơ bị ảnh hưởng do sạt lở; đồng thời, chủ động rà soát, sắp xếp lại dân cư tại các khu vực không bảo đảm an toàn, ảnh hưởng đến dòng chảy hoặc có nguy cơ sạt lở cao ven sông, kênh, rạch.

Bên cạnh đó, tiếp tục rà soát toàn bộ hệ thống cây xanh ở các tuyến đường giao thông, đê bao, bờ sông, kênh, rạch, công trình công cộng (cơ quan, doanh trại, trường học, bệnh viện, khu dân cư, công viên, chợ, …) để chặt, tỉa cành, nhánh của các cây cao, nhất là cây cao to gần nhà, cặp bờ sông, kênh, rạch, cây mục rỗng, sâu bệnh, tán lá lớn, dễ gẫy, ngã đổ, … gây ảnh hưởng đến sạt lở bờ sông, bờ kênh, nhằm đảm bảo an toàn tính mạng cho Nhân dân, không để cây xanh ngã đổ gây thiệt hại tài sản, tính mạng Nhân dân, giảm tải trọng lên mái bờ sông, kênh, rạch hạn chế đến mức thấp nhất sạt lở xảy ra.

Tổ chức thực hiện ngay việc sơ tán, di dời người dân, tài sản, nhà ở ra khỏi khu vực đang sạt lở, nguy cơ sạt lở cao đến nơi an toàn, đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của nhà nước và nhân dân. Tổ chức phân luồng, quy định tốc độ, điều tiết giao thông qua lại của các phương tiện vận tải thủy, bộ đảm bảo giao thông thông suốt khi có sự cố sạt lở xảy ra.

Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm các quy định pháp luật về thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai, trong đó, có một số hành vi, như: tự ý đào đất lòng kênh, đê bao để đắp mặt bằng, sân, nhà ở, công trình, vật kiến trúc lấn chiếm dòng chảy, tăng nguy cơ bị ảnh hưởng do sạt lở,…

Chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả đối với các loại hình thiên tai theo phương châm 04 tại chỗ (Chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; vật tư, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ) và 3 sẵn sàng (phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả) theo tinh thần chỉ đạo của của UBND tỉnh tại Công văn số 755/UBND-KTN ngày 26/6/2023 của UBND tỉnh.

          Thực hiện nghiêm chế độ báo cáo tình hình thiên tai và thực hiện phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh theo tinh thần chỉ đạo của của UBND tỉnh tại Công văn số 1603/UBND-KTN ngày 27/11/2023 của UBND tỉnh./.

Công văn số 116/BCH-PCTT ngày 8/12/2023 ngày 8/12/2023

Xuân Hiếu