CỔNG THÔNG TIN SỞ NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH AN GIANG
nông nghiệp an giang

số điện thoại tiếp nhận
phản ánh kiến nghị về tthc

1

Phòng Tổng hợp - UBND tỉnh

Điện thoại: 02963.957.006

Email: thutuchanhchinh@angiang.gov.vn

2

Tổ kiểm tra công vụ

Điện thoại: 02963.957.049 - 0378.247.247

Email: kiemtracongvu@angiang.gov.vn

đường dây nóng ngành nông nghiệp An Giang

1

Ông Nguyễn Sĩ Lâm (Giám Đốc Sở)

Điện thoại: 0913.979.245

Email: nslam@angiang.gov.vn

2

Ông Lê Hoàng Tâm (Phó Chánh Văn phòng Sở)

Điện thoại: 0919.199.392

Email: lhtam@angiang.gov.vn

Thông tin tổng hợp

An Giang: Thúc đẩy phát triển sản phẩm chủ lực của địa phương

10:30 22/05/2024

        Để nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc thù, sản phẩm có lợi thế của địa phương, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống cho người dân, Tỉnh đã xây dựng và ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ thúc đẩy phát triển sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc thù, sản phẩm có lợi thế của Tỉnh. Việc ban hành Quy định quản lý thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh như: ban hành Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020; về quy định định mức chi đối với đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước; phê duyệt Kế hoạch nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2016-2020

Với mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp theo hướng sinh thái, hiện đại, phát triển bền vững, góp phần đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng. Phát triển nông nghiệp hàng hoá, tập trung, quy mô lớn theo hướng hiện đại, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường. Tỉnh đã ban hành nhiều chương trình, đề án về thúc đẩy phát triển sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc thù, sản phẩm có lợi thế của địa phương tiếp tục phát triển các sản phẩm chủ lực (lúa, xoài, rau màu, cá tra,…) và các ngành hàng có tiềm năng tại các địa phương; phát triển tài sản trí tuệ, tạo môi trường khuyến khích đổi mới sáng tạo, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, gắn với xây dựng và phát triển thương hiệu các sản phẩm chủ lực và đặc thù của địa phương, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội tỉnh toàn diện và bền vững.

Gồm 18 sản phẩm nông nghiệp chủ lực thuộc 03 nhóm ngành hàng trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, trong đó lúa gạo là sản phẩm chủ lực truyền thống của tỉnh, đóng góp tỷ trọng lớn trong GRDP và kim ngạch xuất khẩu. Cá tra là sản phẩm chủ lực thứ hai của tỉnh có giá trị kinh tế cao và tiềm năng xuất khẩu lớn. Xoài là sản phẩm có chất lượng cao, được thị trường trong nước và quốc tế ưa chuộng và rau màu là sản phẩm có giá trị kinh tế cao và tiềm năng phát triển lớn.

Ngoài ra, cây dược liệu là cũng sản phẩm đặc thù, có lợi thế phát triển của tỉnh. Du lịch gắn với văn hóa tín ngưỡng, lễ hội là sản phẩm đặc thù mang thương hiệu của tỉnh An Giang, có giá trị kinh tế cao và tiềm năng phát triển.

        Bên cạnh đó, Tỉnh còn có một số sản phẩm có lợi thế khác được phân bổ tại các huyện, thành phố trong tỉnh như sản phẩm OCOP, hiện tỉnh An Giang có 135 sản phẩm OCOP được công nhận từ 3 sao trở lên (02 sản phẩm 5 sao; 14 sản phẩm 4 sao trong đó, có 03 sản phẩm tiềm năng lên 5 sao; 119 sản phẩm 3 sao, trong đó có 02 sản phẩm tiềm năng lên 4 sao) của 96 chủ thể kinh tế (01 Tổ hợp tác, 08 Hợp tác xã, 24 Doanh nghiệp, 63 là cơ sở sản xuất/hộ kinh doanh).

Kim Trang