CỔNG THÔNG TIN SỞ NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH AN GIANG
nông nghiệp an giang

số điện thoại tiếp nhận
phản ánh kiến nghị về tthc

1

Phòng Tổng hợp - UBND tỉnh

Điện thoại: 02963.957.006

Email: thutuchanhchinh@angiang.gov.vn

2

Tổ kiểm tra công vụ

Điện thoại: 02963.957.049 - 0378.247.247

Email: kiemtracongvu@angiang.gov.vn

đường dây nóng ngành nông nghiệp An Giang

1

2

Ông Lê Hoàng Tâm (Phó Chánh Văn phòng Sở)

Điện thoại: 0919.199.392

Email: lhtam@angiang.gov.vn

Thông tin tổng hợp

Khuyến nông 30 năm một chặng đường đầy tự hào

04:30 28/03/2025

Trong bối cảnh mới công tác khuyến nông không chỉ đơn thuần chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mà còn đóng vai trò then chốt trong hỗ trợ nông dân chuyển đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang nền kinh tế nông nghiệp hiện đại bền vững và thích ứng với biền đổi khí hậu.

Khuyến nông An Giang luôn khẳng định vai trò làm cầu nối đưa những tiến bộ khoa học kỹ thuật đến với nông dân, 30 năm một chặng đường đầy tự hào nhưng cũng nhiều khó khăn, vất vả. Để ôn lại những khoảnh khắc ấy ngày 27/3, Sở Nông nghiệp An Giang tổ chức Hội nghị tổng kết khuyến nông 30 năm (1995 – 2025). Giám đốc trung tâm Khuyến nông Quốc gia Lê Quốc Thanh, Phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang Ngô Công Thức và PGS.TS Nguyễn Duy Cần; PGS.TS Huỳnh Quang Tín, cùng đại diện Lãnh đạo Sở, ban ngành tỉnh, các cán bộ lãnh đạo khuyến nông qua các thời kỳ, Hợp tác xã, tổ hợp tác cùng nhiều nông dân đến dự.

  Hoạt động khuyến nông ở An Giang ra đời từ năm 1988 dưới hình thức chương trình khuyến nông trực thuộc Sở nông nghiệp, thời bấy giờ chủ nhiệm chương trình do Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT phụ trách là ông Lê Minh Tùng nguyên Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. Đến ngày 2/3/1993, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 13/CP về công tác khuyến nông. Từ cơ sở này, tháng 03/1995 Trung tâm khuyến nông An Giang được thành lập theo quyết định số 203/QĐ.UB.TC ngày 27/3/1995.

 

Theo ông Tôn Thất Thịnh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường cho biết, nhiệm vụ khuyến nông là tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Công tác tuyên truyền về thông tin thị trường, giá cả nông sản, vật tư nông nghiệp, lịch thời vụ; Phổ biến những tiến bộ kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản và những kinh nghiệm điển hình tiên tiến trong lĩnh vực nông nghiệp. Ngoài ra, tư vấn phát triển, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm với hình thức thực hiện thông qua việc Bồi dưỡng, tập huấn cho người sản xuất…

30 năm qua, lực lượng khuyến nông luôn đồng hành triển khai các chương trình dự án sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Cụ thể có trên 5.000 mô hình trình diễn, lớp tập huấn và hội thảo được triển khai và nhân rộng. Đối với lĩnh vực trồng trọt triển khai Quy trình bón phân, các giống cây trồng thích nghi tại các vùng đất, địa phương khác nhau. Đối với khuyến nông lĩnh vực chăn nuôi thực hiện mô hình sind hóa đàn bò, nuôi bò vỗ béo, chăn nuôi heo sinh sản, chăn nuôi heo kết hợp biogas, chăn nuôi an toàn sinh học, chương trình nạc hoá đàn heo. Đối với khuyến nông lĩnh vực thủy sản mô hình nuôi tôm càng xanh, nuôi cá trong vèo, nuôi ếch, mô hình kết hợp lúa - cá, lúa – tôm; các mô hình nuôi thủy sản đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu theo quy trình VietGAP, GlobalGAP, ASC…; các loại thủy sản bản địa cá trèn, cá lóc, ốc,...

Phó GS.TS Nguyễn Duy Cần

Phó GS.TS Nguyễn Duy Cần nguyên Trưởng khoa Phát triển nông thôn - Trường Đại học Cần Thơ chia sẻ và chúc mừng thành quả những nổ lực mà Khuyến nông đã đạt được thời gian qua. Đây là sự phát triển vượt bậc của tỉnh nhà, công tác khuyến nông An Giang đã thành công, cán bộ có nhiều thành tích đóng góp cũng như chia sẻ lan tỏa kinh nghiệm cho các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh khác trong cả nước. Truyền thống quý báo trong lĩnh vực nông nghiệp đóng góp giúp cho nông dân ngày càng giàu đẹp. Đồng thời Phó GS.TS Nguyễn Duy Cần đã cảm ơn các thế hệ trước đây và các thế sau này cũng nổ lực phấn đấu rất lớn trong hoạt động nông nghiệp chuyển giao công nghệ tiến bộ kỹ thuật đến nông dân. Từ năm 2001 chương trình Khuyến nông có sự tham gia đã thành công và sống mãi với nông dân, không dừng ở Đồng bằng sông Cửu Long mà kết quả đã chia sẻ các tỉnh ở phía bắc về chương trình nhân giống lúa cộng đồng. Tất cả các hoạt động khuyến nông An Giang luôn đi đầu và tự hào trân trọng thành quả đã có những đóng góp cho người nông dân trong tỉnh và với những truyền thống này chúng ta luôn hợp tác chặt chẽ hơn nữa từ địa phương, Viện, Trường. Mong rằng thời gian tới khuyến nông An Giang tiếp tục đồng hành chia sẻ kinh nghiệm những thành tích nổi bật cũng như chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân để nông nghiệp An Giang vươn xa mãi. 

ông Lê Minh Tùng, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang

Chia sẻ công tác khuyến nông vào thời kỳ mới thành lập, ông Lê Minh Tùng, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, thời kỳ sơ khai làm công tác Khuyến nông rất vất vả, 30 mươi năm là thời gian không dài đối với sự hình thành và phát triển của vùng đất, nhưng 30 năm đánh giá hoạt động ngành khuyến nông là rất ý nghĩa. Hệ thống Khuyến nông tỉnh nhà đã thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình một cách đầy tự hào. Quá trình hoạt động Khuyến nông đã không ngừng đổi mới từ phương thức đến nội dung hoạt động, chất lượng hệ thống khuyến nông được nâng cao cả về trình độ chuyên môn, năng lực tác nghiệp và luôn luôn đáp ứng nhu cầu công tác khuyến nông trong từng giai đoạn. Khuyến nông là cánh tay nối dài giữa ngành nông nghiệp và bà con nông dân, thật là vinh dự và tự hào có nhiều công sức đóng góp vào hoạt động khuyến nông góp phần vào sự phát triển chung của ngành nông nghiệp nói riêng và trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội nâng cao đời sống tỉnh nhà nói chung. Có thể nói 30 năm sau công tác khuyến nông hoàn khác như xưa. Khuyến nông hiện nay phát triển trong thời kỳ bùn nổ của công nghệ số về phát triển nền nông nghiệp thông minh và hiện đại. Trình độ nông dân cũng khác xưa đã được nâng cao sử dụng công nghệ số thành thạo. Do đó hoạt động khuyến nông tiếp tục phát huy thành tích 30 năm qua, đổi mới cả về nội dung và phương thức hoạt động, tin tưởng khuyến nông sẽ thích nghi trong tình hình mới và tiếp tục phát triển hơn nữa đáp ứng theo thời đại công nghệ số.

Ông Lê Quốc Thanh-Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia

Phát biểu tại hội nghị tổng kết 30 năm hoạt động khuyến nông An Giang, ông Lê Quốc Thanh-Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, ghi nhận và đánh giá cao những thành quả của Khuyến nông An Giang đã đạt được là ngọn cờ đầu của Khuyến nông Việt Nam. Khuyến nông An Giang có nền nông nghiệp rất phát triển qua các thời kỳ, bắt đầu chuyển giao kỹ thuật rất nhỏ lẻ, các giống cây trồng mới, chúng ta đang tiếp cận khuyến nông một cách toàn diện hơn. Những thành quả mà khuyến nông An Giang đạt được không chỉ góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh mà còn đóng góp vào sự thành công chung của hệ thống khuyến nông cả nước. Sự thành công đó là đóng góp của lực lượng khuyến nông tỉnh An Giang trong suốt ba thập kỷ qua. Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia Lê Quốc Thanh, khuyến nông An Giang đã không ngừng đổi mới, trở thành cầu nối quan trọng đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, giúp nâng cao năng suất, chất lượng nông sản và cải thiện sinh kế cho nông dân. Những năm gần đây, hệ thống khuyến nông không chỉ tập trung vào sản xuất mà còn mở rộng sang các lĩnh vực bảo vệ môi trường, phát triển bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu. Qua đó, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia gởi lời cảm ơn sâu sắc đến các thế hệ lãnh đạo qua các thời kỳ, cán bộ khuyến nông, cũng như sự đồng hành, chỉ đạo xuyên suốt của UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Môi trường trong suốt 30 năm qua để khuyến nông đạt được thành tựu như hôm nay. Bước vào giai đoạn mới, thời đại công nghệ số, hệ thống khuyến nông cần tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động, nâng cao hiệu quả chuyển giao khoa học kỹ thuật, giúp nông dân thích ứng với những thách thức mới, đưa nông nghiệp An Giang phát triển theo hướng hiện đại, bền vững.

Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Huỳnh Đào Nguyên

Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Huỳnh Đào Nguyên bày tỏ lòng biết ơn sâu đến các thế hệ lãnh đạo cũng như cán bộ khuyến nông trước trãi qua các thời kỳ trong suốt chặng đường 30 năm, hệ thống khuyến nông của tỉnh An Giang được duy trì từ tỉnh đến cơ sở, đó là nhờ sự giúp đỡ hỗ trợ UBND Tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT (nay là Sở nông nghiệp và Môi trường), Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã quan tâm, chỉ đạo sâu sát đến công tác khuyến nông. Nhờ đó công tác khuyến nông được đánh giá có nhiều đóng góp quan trọng vào sự phát triển nông nghiệp tỉnh nhà, nâng cao dân trí, tăng thu nhập cho người nông dân, góp phần xây dựng nông thôn mới. Bà Nguyên cũng cho biết thêm, Chính phủ rất quan tâm đến công tác khuyến nông được biết đang xem xét, chuẩn bị thông qua “chiến lược phát triển khuyến nông đến năm 2030, định hướng đến năm 2050”; điều này tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của công tác khuyến nông đối với người nông dân, trong sản xuất sản phẩm nông nghiệp, bảo đảm an ninh lương thực. Trong bối cảnh hiện nay, dẫu biết rằng phía trước sẽ có nhiều thử thách nhưng với năng lực, trình độ và sự tâm huyết, yêu nghề của đội ngũ khuyến nông, tin tưởng rằng hệ thống khuyến nông An Giang sẽ thích ứng với sự thay đổi trong bối cảnh mới, tiếp tục thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của mình đối nông dân, luôn gắn bó, hỗ trợ và đồng hành với nông dân: “Ở đâu có nông dân, ở đó có chúng tôi – cán bộ khuyến nông”, để tiếp tục góp phần phát triển nông nghiệp của tỉnh.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Ngô Công Thức

Hội nghị là dịp để chúng ta nhìn lại những thành tựu những bài học kinh nghiệm và định hướng trong thời gian tới. Phó chủ tịch UBND tỉnh Ngô Công Thức, đánh giá cao ngành nông nghiệp An Giang nói chung và Khuyến nông nói riêng, trong 30 năm qua một hành trình đầy nổ lực sự cống hiến của nhiều cán bộ và sự đồng hành quý báo của bà con nông dân. 30 năm qua ngành Nông nghiệp An Giang từng bước phát triển mạnh mẽ sản xuất nông nghiệp từ một vụ sang 2 vụ rồi 3 vụ/năm, đời sống nông dân ngày càng cao. Đội ngũ cán bộ khuyến nông không ngừng nghiên cứu chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật đồng hành cùng bà con nông dân góp phần nâng cao sản xuất. Có thể khẳng định rằng sự đóng góp rất lớn của hệ thống khuyến nông, sự hợp tác chặt chẽ giữa nhà nước, khoa học, doanh nghiệp và bà con nông dân góp phần thành công phát triển nông nghiệp. Bên cạnh kết quả đạt được hệ thống khuyến nông cần tập trung chuyển đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, ứng dụng công nghệ số, sản xuất xanh, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu. Đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp, hình thành chuỗi giá trị nông sản, gắn kết sản xuất với thị trường, nâng cao chất lượng và thương hiệu sản phẩm. Tăng cường nâng cao năng lực cán bộ khuyến nông cần cập nhật liên tục kiến thức mới, hướng dẫn nông dân kỹ năng quản lý, kinh doanh, tiếp cận thị trường. Ứng dụng mạnh mẽ chuyển đổi số trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, tạo điều kiện cho nông dân tham gia các công nghệ và các sàn thương mại điện tử nhằm nâng cao sản phẩm nông sản địa phương.

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Tôn Thất Thịnh

Đáp lại sự quan tâm các cấp lãnh đạo, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Tôn Thất Thịnh đã tiếp thu ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia. Sở Nông nghiệp và Môi trường yêu cầu Khuyến nông cần đổi mới theo hướng linh hoạt hiện đại, thông qua việc thực hiện mô hình khuyến nông gắn với thực tế sản xuất nhu cầu thị trường, đặc biệt là mô hình tuần hoàn, sản xuất xanh thích ứng với biến đổi khí hậu. Song song đó, đẩy mạnh nền tảng số giúp nông dân tiếp cận nhanh hơn với các thông tin mới và nâng cao vai trò hợp tác chuyển giao tiến bộ khoa học trong sản xuất. Đồng thời nâng cao chuỗi giá trị gia tăng nông sản, khuyến khích thực hiện mô hình giữa nông dân, doanh nghiệp và nhà nước để tạo ra sản phẩm chất lượng và có thương hiệu có đầu ra ổn định. Hỗ trợ nông dân chế biến bảo quản sau thu hoạch giảm thất thoát, nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp. Đẩy mạnh sản xuất theo LobalGAP, VietGAP, hữu cơ đáp ứng nhu cầu thị trường xuất khẩu. Khuyến nông ứng dụng mạnh mẽ công nghệ số trí tuệ nhân tạo AI, Internet vạn vật (IoT) … truy truy xuất nguồn gốc cũng như dự báo nhu cầu thị trường. Nâng cao năng lực cho đội ngũ khuyến nong các cấp, xây dựng chương trình kỹ thuật khuyến nông, khuyến khích cán bộ học tập kinh nghiệm trong và ngoài nước để áp dụng vào sản xuất. Tăng cường hợp tác với các Viện, Trường các doanh nghiệp xây dựng mô hình khuyến nông tiên tiến. Nâng cao nhận thức nông dân trong phát triển bền vững, khuyến khích thay đổi tư duy người nông dân từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp…

Trang Nghiêm