số điện thoại tiếp nhận
phản ánh kiến nghị về tthc
1
Phòng Tổng hợp - UBND tỉnh
Điện thoại: 02963.957.006
Email: thutuchanhchinh@angiang.gov.vn
2
Tổ kiểm tra công vụ
Điện thoại: 02963.957.049 - 0378.247.247
Email: kiemtracongvu@angiang.gov.vn
đường dây nóng ngành nông nghiệp An Giang
1
2
Ông Lê Hoàng Tâm (Phó Chánh Văn phòng Sở)
Điện thoại: 0919.199.392
Email: lhtam@angiang.gov.vn
05:30 13/02/2025
Ngày 12/2, Phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang, Ngô Công Thức chủ trì hội nghị tổng kết ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2024, triển khai kế hoạch năm 2025. Trong năm 2024 ngành đạt mức tăng trưởng 3,67% theo đúng kịch bản đề ra, góp phần quan trọng vào việc phát triển chung kinh tế tỉnh. Đặc biệt, ngành nông nghiệp đã thực hiện tốt các chỉ tiêu quan trọng, đến cuối năm có thêm 5 xã nông thôn mới, 5 xã nông thôn mới nâng cao và 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu. Bên cạnh đó, tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước sạch đạt 96,35%, vượt kế hoạch đặt ra.
|
Với kết quả đạt được, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang biểu dương ngành nông nghiệp trong thời gian qua đã bám sát tình hình thực tiễn cũng như thực hiện theo sự chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tỉnh ủy, UBND tỉnh và sự phối hợp với các ngành địa phương chung tay đồng lòng cùng doanh nghiệp, nông dân nên đã thực hiện linh hoạt có hiệu quả trọng tâm trọng điểm nhiệm vụ phát triển ngành.
Theo Ông Trần Thanh Hiệp, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT An Giang cho biết, lĩnh vực trồng trọt, diện tích gieo trồng cây hàng năm cả năm đạt 667.400ha, tăng so với năm trước nhờ việc mở rộng diện tích trong vụ Hè thu và các tiểu vùng sản xuất nằm trong các đê bao. Cụ thể, diện tích xuống giống lúa đạt gần 618.600ha với năng suất bình quân ước đạt 65,82 tạ/ha. Về năng suất nhìn chung sản lượng cả năm đạt hơn 4,1 triệu tấn, góp phần khẳng định vị thế của An Giang trong ngành lúa gạo.
|
Về cây lâu năm toàn tỉnh trồng mới khoảng 1,7 ngàn ha cây lâu năm, nâng tổng diện tích hiện có gần 22 ngàn ha. Trong đó, cây ăn trái chiếm tỷ lệ cao, với diện tích cây ăn trái cho sản phẩm đạt hơn 18,2 ngàn ha, từ đó sản lượng thu hoạch ước đạt khoảng 358 ngàn tấn, tăng 9,4% so với năm 2023. Những con số này không chỉ phản ánh hiệu quả sản xuất mà còn cho thấy sự chuyển dịch dần theo hướng chú trọng vào chất lượng sản phẩm và nâng cao giá trị canh tác.
Lâm nghiệp và thủy sản của An Giang cũng đạt được nhiều kết quả khả quan. Diện tích rừng được chăm sóc và bảo vệ đều vượt chỉ tiêu với 2.394ha. Công tác trồng rừng tập trung, gieo ươm và chăm sóc cây phân tán đều được triển khai hiệu quả, góp phần duy trì và nâng cao chất lượng nguồn tài nguyên rừng. Trong lĩnh vực thủy sản, tổng sản lượng nuôi trồng đạt gần 702 ngàn tấn, với sản lượng cá tra chiếm phần lớn, cho thấy quy mô sản xuất thủy sản ngày càng được mở rộng và cải thiện chất lượng.
Bên cạnh đó, lĩnh vực chăn nuôi, gặp nhiều thách thức, việc kiểm soát dịch bệnh đã giúp ổn định số lượng đàn gia súc, gia cầm. Ước tính toàn tỉnh có đàn heo đạt khoảng 175,8 ngàn con, trong khi tổng số gia cầm tăng lên gần 7,2 triệu con. Sản lượng thịt chăn nuôi cả năm ước đạt 58,4 ngàn tấn, vượt chỉ tiêu năm trước. Đặc biệt, nghề nuôi chim yến cũng cho thấy xu hướng phát triển bền vững với sản lượng tổ yến đạt khoảng 11 tấn, góp phần đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp của tỉnh.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang tình hình kinh tế xã hội tỉnh An Giang năm 2024 nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng diễn ra trong bối cảnh nhiều thuận lợi và thách thức đan xen. Việc chủ động phối hợp giữa các địa phương trong xây dựng kế hoạch liên kết tiêu thụ nông sản, bố trí cơ cấu giống phù hợp với mùa vụ, cùng với sự quan tâm đầu tư vào công nghệ và cải tiến quy trình sản xuất chính là những yếu tố then chốt đưa ngành nông nghiệp bước qua giai đoạn khó khăn toàn cầu. Tại Hội nghị Ông nhấn mạnh, năm 2025 được đánh dấu là cột mốc quan trọng thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa XIII) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Mục tiêu chung của ngành nông nghiệp trong năm 2025 là hiện đại hóa sản xuất, thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững với tăng trưởng hợp lý và sản xuất hàng hóa lớn trên cơ sở tái cơ cấu ngành. Cụ thể, chỉ tiêu được đề ra cho năm 2025 phải tăng trưởng toàn ngành đạt khoảng 4,8%. Con số này thể hiện sự kỳ vọng vào việc đẩy mạnh phát triển sản xuất thông qua đổi mới công nghệ và nâng cao hiệu quả sản xuất.
Phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang Ngô Công Thức |
Để đạt mục tiêu ngành đề ra năm 2025, Phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang yêu cầu ngành cùng địa phương phối hợp tổ chức triển khai tốt một số nhiệm vụ chủ yếu mở rộng hệ thống nông thôn mới, dự kiến có thêm 6 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 1 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, cùng với việc có 2 huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Những mục tiêu này nhằm tạo ra môi trường sống và làm việc tốt hơn cho người dân nông thôn, góp phần thu hút đầu tư và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp nhằm đáp ứng ngày càng cao của thị trường, thông qua việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất chế biến và bảo quản sản phẩm cũng như xây dựng nông sản đặc trưng của địa phương sản xuất sản phẩm OCOP. Chú trọng chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp nhằm tăng giá trị sản phẩm cho nông dân. Phát triển nông nghiệp hàng hóa lớn và chất lượng cao nhằm nâng cao sức cạnh tranh nông sản, đặc biệt là tái cơ cấu ngành nông nghiệp, ứng dụng công nghệ cao. Phát triển bền vững nông nghiệp xanh, sạch hướng tới sản xuất thân thiện với môi trường.
Ông Ngô Công Thức khẳng định, năm 2025 sẽ là năm bứt phá để hoàn thành các mục tiêu của kế hoạch 5 năm 2021 – 2025. Ngành nông nghiệp cần tập trung vào việc tái cơ cấu sản xuất, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, đổi mới mô hình tăng trưởng theo chiều sâu và nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp. Sự kết hợp giữa phát triển kinh tế nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới sẽ giúp nâng cao thu nhập cho người nông dân, cải thiện đời sống cũng như tạo nên một hệ thống kinh tế nông nghiệp hiện đại, bền vững.
Cải thiện hạ tầng cơ sở, tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước sạch và hợp vệ sinh sẽ được nâng lên đạt 96,5% trong năm 2025, đảm bảo điều kiện sống lành mạnh và góp phần giảm thiểu các nguy cơ về sức khỏe cho cộng đồng. Bảo vệ môi trường và phát triển lâm nghiệp, phải duy trì tỷ lệ che phủ rừng trồng tập trung ổn định ở mức 3,5% cùng với nâng cao chất lượng rừng là mục tiêu quan trọng nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, đối phó với biến đổi khí hậu và giảm thiểu thiên tai và An Giang khẳng định vai trò nền tảng của nông nghiệp trong phát triển kinh tế địa phương, tạo nên một nền kinh tế mạnh mẽ, phát triển bền vững, nâng cao đời sống người dân nông thôn trên địa bàn.
|
Trang Nghiêm