CỔNG THÔNG TIN SỞ NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH AN GIANG
nông nghiệp an giang

số điện thoại tiếp nhận
phản ánh kiến nghị về tthc

1

Phòng Tổng hợp - UBND tỉnh

Điện thoại: 02963.957.006

Email: thutuchanhchinh@angiang.gov.vn

2

Tổ kiểm tra công vụ

Điện thoại: 02963.957.049 - 0378.247.247

Email: kiemtracongvu@angiang.gov.vn

đường dây nóng ngành nông nghiệp An Giang

1

Ông Nguyễn Sĩ Lâm (Giám Đốc Sở)

Điện thoại: 0913.979.245

Email: nslam@angiang.gov.vn

2

Ông Lê Hoàng Tâm (Phó Chánh Văn phòng Sở)

Điện thoại: 0919.199.392

Email: lhtam@angiang.gov.vn

Nông nghiệp trong tỉnh

Tác dụng y dược của Cỏ Mực

10:20 07/01/2021

Cây cỏ mực còn có các tên khác như hạn liên thảo, rau mực hay nhọ nồi. Tên khoa học là Eclipta alba Hassk, thuộc họ nhà cúc Asteraceae. Sở dĩ gọi nó là cỏ mực vì khi vò nát thấy có nước chảy ra đen như mực. Cỏ mực mọc hoang khắp nơi ở nước ta. Theo Đông y, cỏ mực có tính lạnh, không độc, vị ngọt chua. Dưới đây là những tác dụng y dược của cỏ mực được lưu truyền trong dân gian

               1. Cầm máu: Dùng bột cỏ mực tán mịn đắp vào chỗ đứt, khẽ ấn nhẹ và thấy có tác dụng cầm máu rất tốt.

               2. Tiêu viêm, diệt khuẩn: Có công dụng diệt các trực khuẩn viêm ruột (bacillus enteritidis), trực khuẩn bạch hầu (bacillus diphtheria), tụ cầu khuẩn và có tác dụng nhất định tới amip.

               3. Ức chế ung thư, tăng cường miễn dịch: Có khả năng ức chế quá trình phát triển của các tế bào ung thư, đặc biệt là ở ung thư dạ dày. Ngoài ra còn kích hoạt hệ miễn dịch, tác dụng mạnh đối với tế bào T – lymphocytes (Limphô T).

               4. Giúp đen tóc và dưỡng da: Cỏ mực có công dụng cải thiện quá trình tuần hoàn máu ngoài da (nhất là da đầu), do đó da dẻ sẽ mịn màng, râu tóc đen mượt hơn.

               5. Chảy máu cam và thổ huyết: Giã nát cành và lá tươi, lấy nước uống. Hoặc dùng 30g cỏ mực, 10g trắc bá diệp, 15g lá sen đun sôi lấy nước, uống ngày 3 lần.

               6. Tiêu ra máu: Nướng cỏ mực trên miếng ngói sạch tới khi khô, mang tán bột. Lấy 8g hòa với nước cơm uống, ngày dùng 2 lần.

               7. Tiểu ra máu: Cỏ mực và mã đề lượng như nhau, giã lấy nước, uống 3 chén mỗi ngày vào lúc đói. Có thể nấu cháo cỏ mực 100g cùng 3 lát gừng.

               8. Trĩ ra máu: Giã nhuyễn một nắm cỏ mực nguyên rễ cho vào một chén rượu nóng, để trong rồi uống, bã đắp vào trĩ.

               9. Chảy máu dạ dày, hành tá tràng: 50g cỏ mực, đại táo 4 quả, 25g bạch cập và 15g cam thảo, sắc uống 2 lần trong ngày.

               10. Vết nứt chém nhỏ chảy máu: Dùng 1 nắm cỏ mực sạch giã nhuyễn hoặc nhai nhỏ đắp vào vết nứt.

               11. Điều trị râu tóc bạc sớm: Một nắm cỏ mực rửa sạch, đun cô đặc thành cao, thêm vào mật ong, nước gừng vừa đủ, cô lại lần nữa. Bỏ vào lọ để dùng dần, mỗi lần 1 đến 2 thìa canh hòa với nước đun sôi để ấm hay cho ít rượu gạo để uống. Mỗi ngày 2 lần, cao này có công dụng bổ thận, ích tinh huyết.

               12. Điều trị di mộng tinh: Cỏ mực 30g sắc uống mỗi ngày hoặc có thể phơi khô tán bột, mỗi ngày dùng 8g uống với nước cơm.

               13. Trị rong kinh: Cỏ mực khô sắc nước uống hoặc tươi giã nhuyễn vắt lấy nước cốt uống. Nếu ra máu nhiều, cần thêm vào cây huyết dụ hoặc trắc bá diệp.

               14. Trẻ tưa lưỡi: 4g cỏ mực tươi, 2g lá hẹ tươi giã nhuyễn, lấy nước cốt hòa với mật ong chấm lên lưỡi cứ cách 2 giờ 1 lần.

               15. Bị loét ống tiêu hóa chảy máu: Cỏ mực và cỏ bấc mỗi loại 30g đun sôi uống.

               16. Chữa cơ thể suy nhược: 100g cỏ mực, 50g gừng khô, 100g cỏ mần trầu, chặt nhỏ, sao sơ, khử thổ, thêm vào 3 chén nước dừa tươi nấu còn 8 phân, mỗi ngày uống 2 lần.

               Lưu ý: Kỵ sử dụng cỏ mực với người tỳ vị hư hàn tiêu chảy, âm hư không có nhiệt.

 

 

Quang Hiển tổng hợp từ nguồn Internet