CỔNG THÔNG TIN SỞ NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH AN GIANG
nông nghiệp an giang

số điện thoại tiếp nhận
phản ánh kiến nghị về tthc

1

Phòng Tổng hợp - UBND tỉnh

Điện thoại: 02963.957.006

Email: thutuchanhchinh@angiang.gov.vn

2

Tổ kiểm tra công vụ

Điện thoại: 02963.957.049 - 0378.247.247

Email: kiemtracongvu@angiang.gov.vn

đường dây nóng ngành nông nghiệp An Giang

1

Ông Nguyễn Sĩ Lâm (Giám Đốc Sở)

Điện thoại: 0913.979.245

Email: nslam@angiang.gov.vn

2

Ông Lê Hoàng Tâm (Phó Chánh Văn phòng Sở)

Điện thoại: 0919.199.392

Email: lhtam@angiang.gov.vn

Nông nghiệp trong tỉnh

Tri Tôn: Hội thảo mô hình sản xuất lúa hàng hóa ứng dụng tổng hợp tiến bộ kỹ thuật gắn liên kết doanh nghiệp tiêu thụ

07:45 22/11/2024

Thực hiện kế hoạch 53/KH-SNNPTNT ngày 11/04/2024 của Sở Nông nghiệp và PTNT về việc hỗ trợ cho người trồng lúa năm 2024, Trung tâm Kỹ Thuật – Dịch vụ nông nghiệp triển khai mô hình “sản xuất lúa  hàng hóa ứng dụng tổng hợp tiến bộ kỹ thuật gắn liên kết doanh nghiệp tiêu thụ” vụ Thu Đông 2024 quy mô 50 ha, tại Hợp tác xã nông nghiệp, dịch vụ, du lịch Tân Thạnh xã Tà Đảnh, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.

Nhằm đánh giá kết quả thực hiện mô hình, hội thảo tuyên truyền nhân rộng các vụ tiếp theo, ngày 19/11, Trung tâm Kỹ thuật - Dịch vụ nông nghiệp phối hợp với UBND xã tổ chức hội thảo tổng kết mô hình, đại diện Trung tâm Khuyến nông, Hội nông dân, Hợp tác xã cùng với 50 nông dân trên địa bàn xã đến tham dự.

Vụ Thu Đông năm 2024, Trung tâm Kỹ thuật-Dịch vụ nông nghiệp đã xây dựng mô hình theo chuổi giá trị liên kết 04 nhà và ứng dụng tổng hợp tiến bộ kỹ thuật cụ thể như: sử dụng giống lúa theo đúng quy chuẩn, ứng dụng công nghệ vi sinh trong xử lý rơm rạ, quản lý sâu bệnh IPM, công nghệ Drone trong gieo sạ giống, phân và phun thuốc….

Trước khi sản xuất Tổ hợp tác được Trung tâm Kỹ thuật - Dịch vụ nông nghiệp tập huấn kỹ thuật trồng lúa và biện pháp phòng trừ sâu bệnh. Việc ứng dụng đồng bộ tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất như giống, bón phân cân đối, kiểm soát sâu bệnh hại tốt giúp cho cây lúa sinh trưởng phát triển tốt, năng suất đạt từ 7,5-7,85 tấn/ha cao hơn so với đối chứng và xung quanh từ 0,3-0,65 tấn/ha, tổng chi phí thấp hơn so với đối chứng từ 3.596.000-3.991.000đ/ha. Lợi nhuận đạt từ 28.070.000-31.394.000đ/ha lợi nhuận từ mô hình cao hơn từ 6-9 triệu đồng/ha so với canh tác theo kỹ thuật truyền thống.

Tại hội thảo, ông Lê Quang Trường chủ tịch Hội đồng quảng trị Hợp tác xã chia sẻ: đây là mô hình thiết thực giúp thành viên và nông dân trong vùng có điều kiện học tập tham quan tiếp cận kỹ thuật mới, kết nối doanh nghiệp đồng thời giúp giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập cho các xã viên tham gia mô hình…Từ những kết quả đạt được HTX tiếp tục phát huy, nhân rộng mô hình.

Qua đó, cho thấy việc ứng dụng tổng hợp tiến bộ kỹ thuật sản xuất lúa hàng hóa gắn liên kết doanh nghiệp tiêu thụ giúp nông dân trồng lúa tăng năng suất và chất lượng, giảm chi phí, tăng thu nhập, phát triển bền vững. Đây cũng là phương pháp nhằm đóng góp vào lộ trình thực hiện đề án 1 triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Do đó, cần duy trì mở rộng diện tích sang các Hợp tác xã, Tổ hợp tác khác trong và ngoài huyện.

Nguyễn Huy

Trạm Khuyến nông Tri Tôn