CỔNG THÔNG TIN SỞ NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH AN GIANG
nông nghiệp an giang

số điện thoại tiếp nhận
phản ánh kiến nghị về tthc

1

Phòng Tổng hợp - UBND tỉnh

Điện thoại: 02963.957.006

Email: thutuchanhchinh@angiang.gov.vn

2

Tổ kiểm tra công vụ

Điện thoại: 02963.957.049 - 0378.247.247

Email: kiemtracongvu@angiang.gov.vn

đường dây nóng ngành nông nghiệp An Giang

1

Ông Nguyễn Sĩ Lâm (Giám Đốc Sở)

Điện thoại: 0913.979.245

Email: nslam@angiang.gov.vn

2

Ông Lê Hoàng Tâm (Phó Chánh Văn phòng Sở)

Điện thoại: 0919.199.392

Email: lhtam@angiang.gov.vn

Nông nghiệp trong tỉnh

Châu Thành triển khai Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh”

06:30 22/08/2024

          Vụ Thu Đông năm 2024, Trung tâm Khuyến nông An Giang đã thực hiện triển khai mô hình sản xuất lúa ứng dụng tổng hợp tiến bộ kỹ thuật góp phần thực hiện Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh”. Hội thảo được tổ chức ngày 21/8, bà Huỳnh Đào Nguyên, Giám đốc Trung tâm Khuyến Nông An Giang và lãnh đạo các đơn vị Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trạm Khuyến nông, Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, UBND xã Vĩnh An và 50 nông dân là thành viên Hợp tác xã, Tổ hợp tác trên địa bàn huyện Châu Thành đến dự.

          Nông dân và đại biểu đã xem trình diễn thiết bị sạ cụm gắn trên máy cày, lượng giống gieo sạ 70kg/ha, giống OM5451, với khoảng cách hàng x hàng 25cm, cụm x cụm 14cm, mỗi cụm có khoảng 10-15 hạt. Máy hoạt động tốt trên vùng đất lúa 3 vụ tại xã Vĩnh An.

          Bà Trần Thị Cẩm Tú, Phó Trưởng phòng Kỹ thuật - Nghiệp vụ Trung tâm Khuyến nông làm chủ nhiệm mô hình cho biết: “Đây là mô hình sản xuất phục vụ xây dựng nông thôn mới cấp tỉnh năm 2024. Mô hình được triển khai tại Hợp tác xã nông nghiệp Vĩnh An Nông, xã Vĩnh An, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang,  với quy mô 20ha, có 04 hộ tham gia. Mục tiêu của mô hình giúp nông dân giảm chi phí sản xuất ít nhất 20% so với canh tác truyền thống; 100% hộ tham gia không đốt rơm rạ (có thể thu gom rơm hoặc xử lý rơm bằng chế phẩm sinh học); giảm tối thiểu 5% lượng phát thải khí nhà kín so với cánh tác truyền thống”.

           Các kỹ thuật trong mô hình được triển khai đồng bộ như khâu làm đất áp dụng cơ giới hóa 100%; lượng giống gieo sạ không quá 80kg/ha, sử dụng máy sạ cụm để gieo; quản lý nước theo phương pháp ngập khô xen kẻ; quản lý dinh dưỡng theo nhu cầu của cây lúa; quản lý dịch hại theo nguyên tắc 4 đúng; sử dụng máy gặt đập liên hợp để thu hoạch ở thời điểm lúa chín 85-90%; sau thu hoạch lượng rơm được thu gom để bán hoặc xử lý rơm bằng chế phẩm sinh học. Ngoài ra, đồng hành với mô hình có công ty Thanks Carbon cùng tham gia hỗ trợ đo khí phát thải trong suốt vụ lúa.

        Qua buổi hội thảo, nông dân đánh giá cao mô hình khi áp dụng các giải pháp đồng bộ trong sản xuất lúa. Trong đó, với chi phí dịch vụ gieo sạ cụm của Hợp tác xã nông nghiệp Vĩnh An Nông là 800.000 đồng/ha không quá cao so với cách gieo sạ khác nhưng lúa lên rất đẹp và dễ chăm sóc như lúa cấy, từ đó giúp cây dễ quang hợp và cho năng suất cao nhất. Ngoài ra, có nhiều nông dân quan tâm và nhờ hỗ trợ cách xử lý rơm rạ trên đồng ruộng sao cho hiệu quả nhất.

           Theo bà Huỳnh Đào Nguyên – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông, mô hình triển khai với các giải pháp kỹ thuật đồng bộ, trong đó công ty Thanks Carbon hỗ trợ khâu đặt ống nước và đo đạc khí thải để biết được lượng phát thải trong canh tác lúa và sẽ có số liệu chính xác cho nông dân ở cuối vụ. Ngoài ra khâu xử lý rơm rạ cũng tùy mùa vụ làm sao cho hiệu quả nhất, dự kiến trong cuối vụ Trung tâm Khuyến nông sẽ trình diễn máy gặt tuốt liên hợp giúp thu hoạch gốc rạ sát mặt đất giúp lấy rơm dễ dàng hoặc điều chỉnh chặt gốc rạ giúp dễ cày xới. 

           Với kết quả bước đầu đã giúp nông dân giảm được 50% lượng giống gieo sạ so với tập quán canh tác truyền thống. Các chỉ tiêu khác cần tiếp tục ghi nhận để đánh giá hiệu quả ở cuối vụ/.

Phạm Thị Như - Trạm Khuyến nông Châu Thành