số điện thoại tiếp nhận
phản ánh kiến nghị về tthc
1
Phòng Tổng hợp - UBND tỉnh
Điện thoại: 02963.957.006
Email: thutuchanhchinh@angiang.gov.vn
2
Tổ kiểm tra công vụ
Điện thoại: 02963.957.049 - 0378.247.247
Email: kiemtracongvu@angiang.gov.vn
đường dây nóng ngành nông nghiệp An Giang
1
2
Ông Lê Hoàng Tâm (Phó Chánh Văn phòng Sở)
Điện thoại: 0919.199.392
Email: lhtam@angiang.gov.vn
03:41 24/12/2024
Theo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện Phú Tân năm 2025, kết quả tăng trưởng kinh tế năm 2024, tổng giá trị sản xuất đạt trên 15.222 tỷ đồng, so cùng kỳ tăng 7,69%, so kế hoạch đạt 106,67%. Trong đó, lĩnh vực nông, lâm, thủy sản đạt hơn 6.155 tỷ đồng, so cùng kỳ tăng 4,32%, so kế hoạch đạt 102,10%.
|
Sản lượng nếp chiếm hơn 261 nghìn tấn.
Cụ thể: Tổng diện tích gieo trồng khoảng 64.213,21 ha (lúa, nếp 61.246 ha, cây màu 2.967,21 ha). Xả lũ 10 tiểu vùng với diện tích 9.889 ha. Trong đó, diện tích sản xuất lúa, nếp khoảng 61.246 ha, đạt 99,35% kế hoạch; cây nếp chiếm 40.212 ha, chiếm 65,66%, còn lại chủ yếu là lúa xuất khẩu 21.034 ha chiếm 34,34%. Năng suất bình quân cả 03 vụ đạt khoảng 6,5 tấn/ha. Tổng sản lượng đạt gần 400 nghìn tấn, đạt 101,05 % so kế hoạch; trong đó, sản lượng nếp chiếm hơn 261 nghìn tấn.
Về thực hiện Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” tại Phú Tân, hiện có 11 xã, thị trấn đăng ký với diện tích 929 ha; vụ Thu Đông đã thực hiện 09 mô hình điểm (02 mô hình tỉnh và 07 mô hình huyện) tại 08 địa phương, diện tích 100 ha và 24 lớp tập huấn tại 12 xã, thị trấn với 720 nông dân tham dự.
Cơ cấu cây màu tiếp tục chuyển biến theo hướng cây có giá trị kinh tế ổn định; gieo trồng 2.967,21 ha, đạt 119,16% kế hoạch; các loại cây màu chủ yếu: bắp trắng, khoai cao, rau dền lấy hạt, đậu xanh, đậu nành rau, rau muống lấy hạt, ớt, mè, rau dưa, đậu phộng.
Trong thời gian tới, Phú Tân tiếp tục triển khai Đề án “Cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 tỉnh An Giang”; Đẩy mạnh chuyển dịch nội ngành nông nghiệp, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao gắn liên kết sản xuất tiêu thụ để tạo giá trị mới. Thực hiện hiệu quả Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc ta chuyên canh lúa chất lượng cao phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”.
Đồng thời tăng cường chỉ đạo bảo vệ sản xuất hiệu quả, đúng lịch thời vụ, chú trọng thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sản xuất theo nhu cầu thị trường; tiếp tục quan tâm chuyển đổi trồng cây ăn trái.
Khuyến cáo phòng, chống kịp thời dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi; triển khai các mô hình sinh kế nông nghiệp, đào tạo nghề nông nghiệp, nông thôn. Thực hiện tốt kế hoạch phòng chống hạn mùa khô, phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão; gắn việc triển khai công tác phòng, chống thiên tai với bảo vệ sản xuất nông nghiệp, đảm bảo sản xuất an toàn, hiệu quả.../.
Xuân Hiếu