CỔNG THÔNG TIN SỞ NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH AN GIANG
nông nghiệp an giang
Cây thuốc nam

Công dụng của Rau Muống

04:00 11/06/2022

Rau muống là một loại rau rất phổ biến và quen thuộc trong bữa ăn hằng ngày của người Việt Nam và được nhiều người ưa thích vì dễ ăn, chế biến thành nhiều món.

Rau muống là cây bán thủy sinh, được chia thành 2 loại phổ biến là rau muống trắng và rau muống tía. Rau muống trắng thường được trồng trên cạn, gieo trồng theo luống. Rau muống tía thường mọc hoang dưới nước, có thân đỏ nên còn được gọi là rau muống đồng, rau muống ruộng hay rau muống đỏ.

          Tên khoa học: Ipomoea aquatica Forsk, thuộc họ Bìm Bìm (Convolvulaceae).

          Theo Đông y, rau muống có vị ngọt nhạt, tính mát có tác dụng giải nhiệt, thông đại tiểu tiện, chữa táo bón, đái rắt…

Theo Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam của Viện Dinh dường, Bộ Y tế,  rau muống a thành phần nước, Protein, canxi, photpho, sắt, vitamin C, vitamin B1, vitamin PP, vitamin B2,... Đặc biệt trong giống rau muống đỏ chứa một chất giống như insulin nên đối với người mắc bệnh đái tháo đường ăn thường xuyên rau muống đỏ là rất tốt...

Tác dụng của rau muống

          - Giảm cholesterol, giảm cân và giảm nồng độ cholesterol trong máu một cách tự nhiên.

          - Hỗ trợ điều trị thiếu máu, bổ sung chất sắt. Do hàm lượng chất sắt trong rau muống rất dồi dào, nhất là giống rau muống đồng thân đỏ.

          - Ăn rau muống thường xuyên có thể phòng chống bệnh tiểu đường,

          - Rau muống chứa nhiều vitamin A, C và beta-carotene. Đây là những chất chống oxy hóa, giảm mức cholesterol toàn phần và xơ vữa động mạch vành. Ngừa suy tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ.

          - Điều trị bệnh vàng da và các vấn đề về gan,

          - Một chế độ ăn hợp lý với rau muống sẽ giúp cơ thể chúng ta hấp thụ đến 13 chất chống oxy hóa khác nhau, có khả năng loại bỏ các gốc tự do khỏi cơ thể, ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư như ung thư trực tràng, ung thư dạ dày, ung thư da và ung thư vú.

          - Trị chứng khó tiêu và táo bón. Giúp nhuận tràng. Nước ép rau muống cũng được sử dụng trong việc điều trị nhiễm giun sán rất hiệu quả.

          - Giúp mắt sáng khỏe, ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể.

          - Ngọn (đọt) rau muống có thể dùng làm thuốc đắp để điều trị một số bệnh về da như hắc lào, nấm da chân, mụn trứng cá, bệnh chàm, bệnh vẩy nến.

          - Rau muống nghiền nát, cho ít muối, thoa lên vùng da bị đau, ngứa rồi băng lại để giảm đau tại chỗ hoặc trị ngứa da do phát ban hoặc bị côn trùng cắn.

Lưu ý

Rau muống, đặc biệt khi trồng thủy sinh, có thể chứa sán lá ruột lớn và nhiều loại ký sinh trùng khác. Nếu ăn rau muống còn sống hoặc chưa được nấu chín có thể bị nhiễm sán hoặc đưa ký sinh trùng vào cơ thể.

Những người có vết thương hở trên da không nên ăn rau muống bởi chúng kích thích tăng sinh tế bào. Điều này sẽ dẫn đến sẹo lồi làm mất thẩm mỹ.

Những người suy nhược cơ thể nặng, thể hư hàn, mắc chứng gout, viêm nhiễm đường tiết niệu, sỏi thận, người huyết áp cao không nên ăn rau muống vì có thể làm tình trạng bệnh thêm nặng.

Theo quan điểm Đông y, rau muống sẽ làm giã thuốc, nhất là khi trong thuốc có vị độc cần thiết để chữa bệnh (độc trị độc) và sẽ làm giảm hiệu quả điều trị.

Những người đau xương khớp, bị viêm đau nên hạn chế ăn rau muống vì nó sẽ khiến chỗ đau thêm tê nhức.

 

Nguồn: Tổng hợp từ Internet