CỔNG THÔNG TIN SỞ NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH AN GIANG
nông nghiệp an giang

số điện thoại tiếp nhận
phản ánh kiến nghị về tthc

1

Phòng Tổng hợp - UBND tỉnh

Điện thoại: 02963.957.006

Email: thutuchanhchinh@angiang.gov.vn

2

Tổ kiểm tra công vụ

Điện thoại: 02963.957.049 - 0378.247.247

Email: kiemtracongvu@angiang.gov.vn

đường dây nóng ngành nông nghiệp An Giang

1

Ông Nguyễn Sĩ Lâm (Giám Đốc Sở)

Điện thoại: 0913.979.245

Email: nslam@angiang.gov.vn

2

Ông Lê Hoàng Tâm (Phó Chánh Văn phòng Sở)

Điện thoại: 0919.199.392

Email: lhtam@angiang.gov.vn

Cây thuốc nam

Công dụng của cây Hương Nhu

09:02 30/05/2017

Hương nhu là loại cây thảo mọc hoang khắp các vùng Việt Nam. Người ta có thể dễ dàng bắt gặp cây hương nhu ở trước vườn, sau nhà, ven bờ, trên núi,... Cây hương nhu có mùi thơm rất dễ chịu, vị cay, tính hơi ôn, vào kinh 3 phế, tỷ và vị. Hương nhu có nhiều tác dụng chữa bệnh tuyệt vời và là loại thảo dược quý được sử dụng phổ biến trong dân gian.

Cây hương nhu thường được gọi là cây é hay cây é tía,  tên khoa học Ocimum sanctum L. Họ Hoa môi Lamiaceae. Cây hương nhu thường ra hoa vào độ tháng 5 - 7. Người ta thu hái lúc đang ra hoa hoặc bắt đầu kết trái. Toàn thân cây (trừ rễ) được dùng làm thuốc dạng tươi hoặc phơi khô.

Dựa vào màu sắc của cây, người ta phân hương nhu thành hai loại:

- Hương nhu tía: Còn có tên gọi khác như é tía, é rừng. Thân nhỏ, cao từ 1.5 - 2m, thường được trồng trong vườn của các gia đình.

- Hương nhu trắng, Còn có tên gọi khác như é lớn, húng giổi tía. Có thân cao hơn cây hương nhu tía. Cây thường mọc hoang ở nhiều nơi, do có mùi hắc, khó uống nên chủ yếu được trồng để khai thác tinh dầu.

Các bài thuốc từ cây hương nhu:

          1. Chữa cảm lạnh: 500g hương nhu tía, 200g bạch biển đậu (đậu ván trắng) sao qua, 200g hậu phác tẩm gừng nướng, tất cả đem tán nhỏ trộn đều. Pha với nước sôi uống dần, mỗi lần dùng từ 8 - 10g. Ngày uống 2 lần sau mỗi bữa ăn. Một liệu trình từ 2 - 3 ngày.

          Hoặc có thể dùng hương nhu tía, 100g đem tán nhỏ. Pha với nước sôi uống mỗi lần 8g. Ngày uống 2 lần sau bữa ăn, nếu thấy ra mồ hôi thì sẽ khỏi bệnh.

          2. Chữa cảm nắng, tiêu chảy, nôn mửa hay ăn quá nhiều thức ăn sống lạnh vào mùa hè: 12g hương nhu tía, 9g mộc qua, 9g tía tô (cành và lá) dùng sắc nước uống trong ngày.

          Hoặc dùng 500g hương nhu tía, 200g hậu phác tẩm gừng (nướng hoặc sao qua), 200g bạch biển đậu (sao qua). Tán nhỏ 3 cả vị thuốc này, trộn đều với nhau và cho 10g vào mỗi túi. Mỗi lần dùng lấy ra 1 túi hãm với 150-200ml nước sôi, khi nước thuốc nguội mới uống. Mỗi ngày dùng từ 1 đến 2 lần.

          Đối với cảm nắng mùa hè có các triệu chứng đau đầu, nôn, ớn rét, tim hồi hộp, phát sốt, tiêu chảy, tiểu tiện vàng đỏ và miệng khát: Dùng 12g hương nhu tía, 12g cát căn, 12g dấp cá (ngư tinh thảo), 12g điền cơ hoàng (nọc sởi), 8g thạch xương bồ, 4g mộc hương sắc uống.

          3. Trị cảm sốt nhức đầu: Một năm lá hương nhu tía (tươi) mang giã nhỏ, cho nước sôi vào vắt lấy nước uống, phần bã đắp lên đầu, trán và thái dương. Trường hợp bị sốt có mồ hôi dùng thêm 200g sắn dây tươi giã nhỏ vắt nước uống.

          4. Trị hôi miệng: Lấy 10g hương nhu tía cùng 200ml nước sắc nước súc miệng (ngậm) 2 lần 1 ngày vào sáng sớm và trước khi đi ngủ. Dùng liên tiếp trong 15 ngày.

          5. Chữa phù thũng, không mồ hôi, tiểu tiện đỏ: 9g hương nhu tía, 12g ích mẫu thảo, 30g bạch mao căn (rễ cỏ tranh) mang sắc nước uống như trà trong ngày. Dùng liên tiếp từ 10 ngày trở lên.

          Cũng có thể chữa phù thũng ở mặt, da khô không có mồ hôi, ớn rét, chán ăn, có rêu lưỡi bằng 12g hương nhu tía và 12g bạch truật sắc uống.

          6. Chữa chậm mọc tóc ở trẻ: 40g hương nhu tía cùng 200ml nước sắc cô đặc lại, rồi trộn với mỡ heo dùng bôi lên đầu mỗi ngày sẽ mau mọc tóc.

          7. Trị viêm đường hô hấp ở trẻ: Dùng mỗi thứ 10g gồm hương nhu tía, bán hạ, hoắc hương, hoàng cầm, kinh giới, phục linh, cam thảo 5g, đẳng sâm sắc với nước uống 4 đến 6 lần trong ngày.

Quang Hiển (st)