CỔNG THÔNG TIN SỞ NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH AN GIANG
nông nghiệp an giang

số điện thoại tiếp nhận
phản ánh kiến nghị về tthc

1

Phòng Tổng hợp - UBND tỉnh

Điện thoại: 02963.957.006

Email: thutuchanhchinh@angiang.gov.vn

2

Tổ kiểm tra công vụ

Điện thoại: 02963.957.049 - 0378.247.247

Email: kiemtracongvu@angiang.gov.vn

đường dây nóng ngành nông nghiệp An Giang

1

Ông Nguyễn Sĩ Lâm (Giám Đốc Sở)

Điện thoại: 0913.979.245

Email: nslam@angiang.gov.vn

2

Ông Lê Hoàng Tâm (Phó Chánh Văn phòng Sở)

Điện thoại: 0919.199.392

Email: lhtam@angiang.gov.vn

Cây thuốc nam

Cối xay, loài cây hoang nhưng nhiều công dụng

09:02 14/06/2017

Cây cối xay mọc hoang ở khắp nơi trong cả nước và thường gặp ở các bờ rào, bãi hoang, chân đồi, nương rẫy. Mọc dại hoang đầy 2 ven đường mà nhiều người không biết công dụng chữa bệnh của loại cây này. Tuy là loại cây mọc hoang ở khắp nơi trong cả nước nhưng cây cối xay lại có nhiều tác dụng chữa bệnh đến không ngờ.

Cây cối xay còn có tên khác là đằng xay, kim hoa thảo, ma mãnh thảo, nhĩ hương thảo, quỳnh ma. Tên khoa học: Ahutiỉon indicum (L.) G. Don (Sida indica L.). Thuộc họ Bông (Malvaceae). Cây có nguồn gốc từ Ấn Độ, Malaysia. Là loại cây nhỏ, mọc thành bụi, sống hăng năm hay lâu năm, cao 1 – 2m. Toàn thân và các bộ phận của cây có lông mềm. Lá mọc so le, có hình tim, mép lá có khía răng, hoa vàng, mọc riêng lẻ ở kẽ lá, có cuống dài bằng cuống lá. Quả gồm tới 20 lá noãn dính nhau trông giống như cái cối xay. Bởi vậy dân gian mới đặt cho cây cái tên Cối xay. Mỗi lá noãn chứa 3 hạt hình thận, nhẵn, màu đen nhạt.  Trồng bằng cách nhân giống từ hạt, gieo vào đầu mùa mưa. Mùa hoa vào tháng 2 – 4, mùa quả vào tháng 4 – 6. Trong lá chứa rất nhiều chất nhầy. Cây có vị ngọt. Cây cối xay sau khi thu hái về đem rửa sạch đất, cắt khúc ngắn, dùng tươi hoặc phơi sấy khô để dùng dần.

Theo Đông y, cây cối xay có vị hơi ngọt, tính bình, tác dụng tán phong, thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, long đờm, lợi tiểu nên thường được dùng điều trị cảm mạo phong nhiệt, sốt, đau đầu, tiểu tiện vàng đỏ, đái rắt buốt, phù thũng, lở ngứa, dị ứng,…

          - Điều trị bí tiểu, tiểu rắt, tiểu buốt do thấp nhiệt ( Nước tiểu đỏ ): Cây cối xay 30g, bông mã đề 20g, rễ cây tranh 20g, râu ngô 12g, cỏ mần trầu 8g, rau má 12g. Sắc với 1 lít nước, sắc còn 1/3, chia 2 lần, uống trước bữa ăn. Dùng 10 ngày liền là khỏi bệnh.

          - Điều trị bệnh xương khớp: Lá cối xay khô 5g, rễ cây xấu hổ 5g, rau muống biển 3g, rễ cỏ xước 3g, cây lạc tiên 3g, lá lốt 3g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc nước uống thay trà trong ngày. Dùng liên tục 1 tháng.

          - Điều trị bệnh trĩ: Cây cối xay phơi khô 200g. sắc còn khoảng 1 chén nước, uống sau bữa ăn. Phần bã thuốc còn lại, đun nóng để xông hậu môn, khi nước còn ấm thì dùng rửa, ngày xông rửa 5-6 lần.

          - Điều trị vàng da do bệnh gan: Lá, thân cây cối xay 30g, nhân trần 30g, sắc nước uống trong ngày thay cho nước trà. Dùng liên tục 1 tháng là có hiệu quả.

          - Điều trị tai điếc, tai ù, khiếm thính: Cây cối xay (lá, thân khô) 10g đem hầm với 100g thịt heo nạc, ăn trong ngày. Dùng liên tục khoảng 2 tuần là có hiệu quả.

          - Mày đay do dị ứng: Toàn cây cối xay 30g, thịt heo nạc 100g, hầm chín, ăn và uống cả nước. Dùng 7 – 10 ngày.

          - Phụ nữ sau khi sinh bị phù thũng: Lá cối xay 20-30g, ích mẫu 12-16g, nấu với 3 chén nước, sắc còn 1 chén, chia 2 lần, uống trước bữa ăn.

          - Trị cảm sốt, nhức đầu do phong nhiệt: Cây cối xay 12 – 16g, lá tre 8g, bạc hà 6g, kinh giới 8g, kim ngân hoa 12g, nấu với 750ml nước, sắc còn 250ml, chia 2 lần, uống trước bữa ăn.

          Hoặc: Lá cối xay 20g, chỉ thiên 20g, bạc hà 10g, cam thảo 5g, gừng tươi 3 lát, sắc nước uống trong ngày. Dùng 3-5 ngày.

          - Hạ sốt, phong nhiệt, nhức đầu: Dùng 16-20g lá cối xay khô, sắc uống mỗi ngày.

          - Chữa mụn nhọt, rắn cắn: Dùng lá cối xay tươi, rửa sạch, giã nát đắp.

          Lưu ý: Phụ nữ mang thai không nên dùng vị thuốc này.

 

 

Quang Hiển (st)