số điện thoại tiếp nhận
phản ánh kiến nghị về tthc
1
Phòng Tổng hợp - UBND tỉnh
Điện thoại: 02963.957.006
Email: thutuchanhchinh@angiang.gov.vn
2
Tổ kiểm tra công vụ
Điện thoại: 02963.957.049 - 0378.247.247
Email: kiemtracongvu@angiang.gov.vn
đường dây nóng ngành nông nghiệp An Giang
1
Ông Nguyễn Sĩ Lâm (Giám Đốc Sở)
Điện thoại: 0913.979.245
Email: nslam@angiang.gov.vn
2
Ông Lê Hoàng Tâm (Phó Chánh Văn phòng Sở)
Điện thoại: 0919.199.392
Email: lhtam@angiang.gov.vn
09:02 15/07/2017
Dâu tằm một loài cây rất thân thuộc trong đời sống người Việt Nam chúng ta, dâu tằm gắn liền với nghề dệt lụa và lụa tơ tằm đã trở thành một nét đặc trưng truyền thống của dân tộc Việt Nam. Không chỉ làm nguyên liệu cho nghề lụa các bộ phận của cây dâu tằm còn là một vị thuốc quý, nhất là quả dâu tằm là một vị thuốc nam bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe đặc biệt là sinh lý nam giới.
Cây dâu tằm có tên khoa học là cây mạy môn, cây tầm tang.Tên khoa học là Morus alba L. Morus acidosa, họ Moraceae, chi Dâu tằm. Dâu tằm thường chín rộ vào tháng 4 hằng năm, chỉ xuất hiện khoảng 3 – 4 tuần là hết vụ. Toàn bộ cây đều là những vị thuốc quý và được sử dụng nhiều trong các bài thuốc. Lá dâu gọi là tang diệp. Quả dâu gọi là tang thầm. Tổ bọ ngựa trên cây dâu gọi là tang tiêu phiêu. Cây mọc ký sinh trên cây dâu gọi là tang ký sinh. Rễ dâu tằm gọi la: tang bạch.
Theo Đông y, dâu tằm có thể chế biến thành nhiều món ăn bài thuốc mang lại lợi ích cho sức khỏe. Công dụng nổi bật nhất của quả dâu tằm là chữa mất ngủ, chống bạc tóc, chữa ho, tốt cho khớp xương, thông huyết khí, giúp da dẻ hồng hào…
Một số công dụng của dâu tằm đối với sức khỏe:
- Hỗ trợ tiêu hóa: Quả dâu tằm chứa nhiều chất xơ có tác dụng cải thiện sức khỏe tiêu hóa đồng thời giảm nguy cơ táo bón, đầy hơi và quặn thắt ruột. Bên cạnh đó, chất xơ ở loại quả này còn có khả năng giúp điều chỉnh nồng độ cholesterol trong máu và tăng cường sức khỏe tim mạch.
- Chống oxy hóa: Nguồn vitamin C - một chất chống oxy hóa tự nhiên mạnh mẽ, có nhiều trong dâu tằm giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, chống lại những tổn hại gây ra bởi các gốc tự do.
- Kiểm soát đường huyết: Một chất chống oxy hóa khác được tìm thấy trong quả dâu tằm là flavonoid, được chứng minh có tác dụng điều chỉnh sự tăng, giảm lượng đường trong cơ thể. Bên cạnh đó, quả dâu tằm còn chứa các thành phần hữu ích khác, có tác dụng giúp kiểm soát mức đường huyết ở những bệnh nhân tiểu đường.
- Tăng cường đề kháng cơ thể: Dâu tằm có hàm lượng cao vitamin C và flavonoid giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, ngăn ngừa cảm cúm, ho, cảm lạnh và nhiều bệnh khác. Dâu tằm cũng hỗ trợ trong việc điều trị và ngăn ngừa viêm dạ dày và viêm gan mãn tính.
- Bổ thận tráng dương: Quả dâu tằm (tang thầm) là vị thuốc quý dùng ngâm rượu làm thuốc bổ tăng cường sức khỏe, quả dâu tằm có tác dụng bổ thận tráng dương, giúp sáng mắt, giúp đen râu tóc, điều trị mấtngủ. Hoặc ngâm rượu quả dâu khô. Dùng rượu gạo 40 độ. Tỷ lệ ngâm: 1kg quả khô ngâm chung với 4-5 lít rượu. Thời gian ngâm: 1 tháng là dùng được.
- Cách chế biến nước si rô dâu: Dâu tằm rửa sạch, trộn với đường cát. Cứ một lớp dâu phủ một lớp đường (tỉ lệ khoảng 2kg dâu với 1kg đường). Để 1 ngày cho tan hết đường, lọc lấy nước; đun sôi cho đến khi ra nước màu đỏ sền sệt. Bắc xuống bếp để nguội, rồi chắt vào lọ để trong tủ lạnh uống dần. Khi thưởng thức, thêm nước, khuấy đều, có thể cho thêm đá để uống lạnh.
Lưu ý:
Theo các chuyên gia, tuy dâu tằm rất tốt với sức khỏe nhưng không phải ai ăn nhiều cũng tốt. Vì trong dâu tằm có tính hàn nên người có dấu hiệu bị hạ đường huyết, lạnh bụng, sôi bụng, tiêu chảy, viêm loét dạ dày… không nên ăn. Bên cạnh đó, trong dâu có chứa chất tanin nên tuyệt đối không tích trữ dâu tằm trong các dụng cụ chứa kim loại như đồng, sắt, nhôm... Khi nấu nước dâu phải sử dụng nồi tráng men hoặc nồi đất. Tốt nhất, mọi người nên dùng bình, lọ thủy tinh để chứa các sản phẩm từ dâu tằm.
Quang Hiển (st)