CỔNG THÔNG TIN SỞ NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH AN GIANG
nông nghiệp an giang
Cây thuốc nam

Bìm bìm chữa trị bệnh ngoài da

09:00 19/04/2023

Bìm bìm, còn có tên khác: Khiên ngưu, Hắc sửu. Là một loài cây dây leo bằng thân quấn.

Tên khoa học: Impomoea cairica (L.) Sweet; Ipomoea palmata Forsk. Họ: Bìm bìm (Convolvulaceae)

Bộ phận dùng: Sử dụng toàn cây, thu hái quanh năm. Sau khi thu hoạch, rửa sạch, cắt ngắn rồi dùng tươi hay phơi khô đều được.

Tác dụng, công dụng

Hạt cây có tác dụng gây tẩy xổ do hoạt chất muricatin A.

Theo y học cổ truyền, dược liệu này có vị ngọt, tính hàn, quy vào kinh can, phế, thận, bàng quang. Nó có tác dụng thanh nhiệt, lợi niệu, thông lâm, giải độc.

Ở Việt Nam, vị thuốc này được dùng phổ biến theo kinh nghiệm dân gian để làm thuốc chữa tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu ít, phù thũng. Ở Trung Quốc, nó được dùng làm thuốc chữa ho, phế nhiệt, tiểu tiện không thông, tiểu tiện ra máu, mụn nhọt…

Một số bài thuốc dân gian

- Chữa phù thũng (bụng to, da xanh, nặng mặt, nể mặt, ăn kém, phân lỏng): Dùng lá non nấu canh với cá quả hoặc cá diếc, ăn hàng ngày cho đến khi tiểu được nhiều. Trong quá trình dùng thuốc nên kiêng ăn mặn.

- Chữa phụ nữ sau khi sinh bị sưng mặt, nặng chân, da bủng, tiểu ít: Lá bìm bìm 50g, bèo cái (bỏ rễ) 50g, lá dâu 50g, ích mẫu 50g, lá sen 2 cái, đỗ đen 1 chén nhỏ. Tất cả sao vàng, sắc với 400ml nước còn 100ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Dùng liên tục trong vòng 10–15 ngày, kiêng ăn mặn.

- Chữa tiểu rắt, tiểu buốt: Lá bìm bìm và lá mành cộng với lượng 50g mỗi loại. Sắc nước uống.

- Chữa mụn nhọt: Dùng cây tươi 15–30g, sắc nước uống. Đồng thời, bạn có thể dùng loài cây này với lượng vừa đủ, giã nát đắp tại chỗ.

Lưu ý, thận trọng

Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

 

Nguồn: Quang Hiển (Tổng hợp từ Internet)