số điện thoại tiếp nhận
phản ánh kiến nghị về tthc
1
Phòng Tổng hợp - UBND tỉnh
Điện thoại: 02963.957.006
Email: thutuchanhchinh@angiang.gov.vn
2
Tổ kiểm tra công vụ
Điện thoại: 02963.957.049 - 0378.247.247
Email: kiemtracongvu@angiang.gov.vn
đường dây nóng ngành nông nghiệp An Giang
1
2
Ông Lê Hoàng Tâm (Phó Chánh Văn phòng Sở)
Điện thoại: 0919.199.392
Email: lhtam@angiang.gov.vn
09:00 12/03/2023
Cải trời không chỉ là loại rau ăn lá mà còn là một phương thuốc chữa nhiều bệnh mà ít người biết đến.
Cải trời, còn có tên gọi là rau cải trời, cải ma, cỏ hôi, nam hạ khô thảo, khô thảo nam, kim đầu tuyến, .... Tên khoa học: Herba Blumeae Lacerae. Họ Cúc: Asteraceae.
Cải trời là loài cây thân thảo nhỏ, cao khoảng từ 30cm đến 50cm. Thân cây có màu xanh lục hoặc tím đỏ. Trên bề mặt có nhiều rãnh khía. Toàn thân của cây được bảo phủ bởi lớp lông dày có màu trắng.
Lá cải trời thường mọc so le, dài khoảng 9cm và rộng khoảng 4cm, mép lá thường có răng cưa nhưng không đều nhau. Hầu như lá của loài cây này đều không có cuốn. Hoa cải trời thường mọc thành cụm, có màu trắng hoặc màu vàng.
Trong cây cải trời có chứa hàm lượng chất xơ rất cao, vitamin A, vitamin C. Những hoạt chất này có tác dụng rất tốt trong việc chống lại việc oxy hóa và khử các gốc tự do gây ra bệnh ung thư.
Theo Y học hiện đại, người ta sử dụng cây thuốc này để có thể chữa bệnh về lao hạch, hay hạch mủ, và lao bã đậu rất hiệu quả.
Trong Đông y, thì cây cải trời có tác dụng làm thanh nhiệt, sát trùng, và tiêu viêm. Do vậy, nó được áp dụng vào những bài thuốc chữa bệnh ho khan, sốt, sổ mũi, bí tiểu, băng huyết và mất ngủ,... đặc biệt là còn làm tan bướu ở cổ.
Một số bài thuốc y học cổ truyền dùng cải trời trị bệnh:
- Bệnh tĩnh mạch ở những chi bị viêm hoặc bị tắc: Cải trời 12g, thổ phục linh 15g, cam thảo 8g, ngưu tất 12g, thạch hộc 12g, kim ngân hoa 15g, huyền sâm 12g, tang ký sinh 12g, độc hoạt 12g, cốt toái bổ 12g, và phù bình 15g. Đem những nguyên liệu này nấu nước rồi để ra chai, uống nhiều lần.
- Bệnh thủy đậu ở trẻ em: Cải trời, bồ công anh, sài đất, cam thảo nam, thổ phục linh, mỗi loại 25g. Dùng mỗi ngày 1 thang, sắc với 300ml nước, đem chia làm 3 lần uống và dùng hết trong ngày.
- Bệnh vảy nến hoặc ngân tiêu: Cải trời 130g, thổ phục linh 80g. Đem rửa sạch những nguyên liệu rồi nấu với nửa lít nước liên tục trong vòng 3 tiếng. Đến khi nào chỉ còn khoảng 300ml thì mới lấy ra và chia thành 3 hoặc 4 lần, uống hết trong ngày.
- Điều trị vết thương hở, mụn: Cải trời 30g, nấu nước uống mỗi ngày. Cùng với đó thì lấy lá cây tươi và giã nát ra rồi đắp vào chỗ da cần điều trị.
- Bệnh lao hạch, hạch có mủ hoặc hạch giống bã đậu: Cải trời 20g, xạ can 10g. Đem 2 nguyên liệu này nấu nước để uống và dùng liên tục thời gian dài sẽ thấy có tiến triển.
- Bệnh bướu cổ: Nếu như làm nước uống thì lấy khoảng 30g cây khô tương đương với 1 lạng cây tươi nấu với 1,5 lít nước để uống, dùng ít nhất trong vòng 1 tháng sẽ thấy có hiệu quả.
Còn nếu như dùng để nấu cao thì cũng có thể lấy cây cải trời đun cạn với nước để làm dạng cao lỏng. Cách này thì tiện lợi hơn mà tác dụng cũng như thế.
- Điều trị bệnh ngoài da: Cải trời dùng để nấu nước tắm. Sau vài ba ngày sẽ thấy tình trạng bệnh gần như khỏi hẳn.
Những lưu ý khi dùng cải trời
Tuy cải trời được sử dụng như một nguyên liệu điều trị bệnh nhưng cần lưu ý nên dùng đúng liều lượng để tránh các triệu chứng xấu như khó thở, hay đổ nhiều mồ hôi, chóng mặt, tim đập nhanh hoặc giảm thị lực. Thậm chí, việc quá lạm dụng có thể sẽ gây tử vong.
Vị thuốc này có những nét giống với cây hạ khô thảo hay còn gọi là hạ khô thảo bắc. Cần thật cẩn thận để không bị nhầm lẫn giữa 2 loại.
Nguồn: Quang Hiển (Tổng hợp từ Internet)