CỔNG THÔNG TIN SỞ NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH AN GIANG
nông nghiệp an giang
Các đơn vị trực thuộc

Chi Cục Kiểm Lâm An Giang

11:29 26/11/2016

Trụ sở: Số 10/1 - Châu Văn Liêm, phường Mỹ Bình, Thành phố Long xuyên, tỉnh An Giang. Điện thoại : (0296) 3 852882 - Fax: (0296) 3 859692 E-mail : cckl@angiang.gov.vn

 

I. Ban Lãnh đạo:

TRẦN PHÚ HÒA - Chi cục trưởng

Điện thoại cơ quan:

Nhà riêng: (0296) 3 931166

Di động: 0918.038.283

E-mail: tphoa@angiang.gov.vn

 

TRƯƠNG MINH HÙNG – Phó Chi cục trưởng

Điện thoại cơ quan: (0296) 3 853804

Di động: 0982 606 764

E-mail: tmhung@angiang.gov.vn

 

LÊ THÀNH CÔNG - Phó Chi cục trưởng

Điện thoại cơ quan: (0296) 3 853761

Di động: 0918.172.777

E-mail: ltcong@angiang.gov.vn
 

II. Các phòng chuyên môn:

1. Phòng Hành chính, Tổng hợp : Điện thoại: (0296) 3 852882

 

TRƯƠNG MINH HÙNG – Phó Chi cục trưởng kiêm trưởng phòng

Điện thoại: (0296) 3 853804

Di động: 0982 606 764

E-mail: tmhung@angiang.gov.vn

 

VŨ THẾ HƯỞNG - Phó Trưởng phòng

Di động: 0918.544.540

E-mail: vthuong@angiang.gov.vn

 

2. Phòng Thanh tra, Pháp chế:  Điện thoại: (0296) 3953597

 

PHAN VĂN NGHIỆP - Trưởng phòng

Di động: 0919 999 435

E-mail: pvnghiep@angiang.gov.vn

 

PHAN THANH XUÂN- Phó Trưởng phòng

Di động: 0909092 567

E-mail: ptxuan@angiang.gov.vn
 

3. Phòng Quản lý Bảo vệ rừng và Bảo tồn thiên nhiên: Điện thoại: (0729) 3859186

 

NGUYỄN BÁCH KHOA - Phó trưởng phòng

Di động: 0916 333 084

E-mail: nbkhoa@angiang.gov.vn

 

4. Phòng Sử dụng và Phát triển rừng; Điện thoại: (0296) 2 211508

 

NGUYỄN THÀNH  LIÊM - Trưởng phòng

Di động: 0919.053.110

E-mail: ntliem02@angiang.gov.vn

 

TRẦN TÁM Phó Trưởng phòng

Di động: 0918.629.273

E-mail: ttam@angiang.gov.vn

 

5. Phòng Tổ chức, tuyên truyền và Xây dựng lực lượng; Điện thoại: (0296) 3 659173

 

LÊ HÙNG QUÝ - Trưởng phòng

Di động: 0907.815.589

E-mail: lhquy@angiang.gov.vn

 

III. Các đơn vị  trực thuộc

1. Đội Kiểm lâm Cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng: Điện thoại: (0296) 3 762040

 

NGUYỄN NGỌC DÂN Đội trưởng

Điện thoại: (0296) 2 213701

Di động: 0918.170.466

E-mail: nndan@angiang.gov.vn
 

 

NGUYỄN HOÀNG DŨNG Phó đội trưởng

Nhà riêng: (0296) 3 847632

Di động: 0918.157.131

E-mail: nhdung04@angiang.gov.vn

 

2.  Hạt kiểm lâm liên huyện Tri Tôn, Thoại Sơn

Điện thoại: (0296) 3 874272 - 3 872040 ;  E-mail: hatkiemlamtt@angiang.gov.vn

 

LÝ VĨNH ĐỊNH - Hạt trưởng

Điện thoại: (0296) 2 218930

Nhà riêng: (0296) 3 861843

Di động: 0918.629.065

E-mail: lvdinh@angiang.gov.vn

 

3. Hạt Kiểm lâm lâm liên huyện Tịnh Biên, Châu Đốc:

Điện thoại: (0296) 3 877166 – 3 877975 ; E-mail: hatkiemlamtb@angiang.gov.vn

 

 

.........................................................................

* Chức năng nhiệm vụ:

1. Chi cục Kiểm lâm là tổ chức hành chính trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giúp Giám đốc Sở Nông nghiêp và Phát triển nông thôn tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành và tổ chức thực thi pháp luật về quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng và bảo tồn thiên nhiên trên địa bàn tỉnh.

* Nhiệm vụ và quyền hạn:

1. Về quản lý rừng:

a) Tham mưu, giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế - kỹ thuật về chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý;

b) Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế - kỹ thuật về lâm nghiệp đã được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý;

c) Trình Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản về chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý;

d) Tổ chức thực hiện thống kê, kiểm kê rừng và đất lâm nghiệp, theo dõi diễn biến rừng (được quy định tại điểm b, Khoản 2, Điều 7 của Nghị định số 119/2006/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Kiểm lâm).

2. Về phát triển rừng:

a) Hướng dẫn, kiểm tra thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án về trồng rừng, cải tạo rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, nuôi dưỡng, làm giàu rừng;

b) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế - kỹ thuật về trồng rừng, cải tạo rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, nuôi dưỡng và làm giàu rừng;

c) Thẩm định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt các dự án bảo vệ, phát triển rừng, các mô hình khuyến lâm, phát triển lâm sản ngoài gỗ theo quy định của pháp luật;

d) Thực hiện công tác trồng cây phân tán trên địa bàn tỉnh;

đ) Theo dõi, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện các dự án bảo vệ và phát triển rừng.

3. Về giống cây lâm nghiệp:

a) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch và phát triển hệ thống vườn giống, rừng giống cây lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh;

b) Tham mưu cho Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý giống, các nguồn giống, vườn giống cây trồng lâm nghiệp; tổ chức việc bình tuyển và công nhận cây mẹ, cây đầu dòng và rừng giống trên địa bàn tỉnh. Xây dựng phương án, biện pháp, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm về sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp theo quy định.

4. Về sử dụng rừng:

a) Tham mưu xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện phương án điều chế rừng tự nhiên, phương án quản lý rừng bền vững, kế hoạch khai thác gỗ, lâm sản khác và chế biến lâm sản;

b) Thẩm định, trình Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt hồ sơ thiết kế khai thác gỗ rừng tự nhiên, khai thác, tỉa thưa gỗ rừng trồng theo quy định;

c) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chương trình, kế hoạch về chi trả dịch vụ môi trường rừng.

5. Bảo tồn thiên nhiên:

a) Hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng hệ thống rừng đặc dụng và rừng phòng hộ trên địa bàn;

b) Tham mưu quản lý các khu rừng đặc dụng, bảo tồn đa dạng sinh học, các loài thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật; Bảo tồn và phát triển cây dược liệu trên đia bàn quản lý, thực hiện phương án đồng quản lý rừng đặc dụng (được quy định tại Điều 53 của Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 03 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng).

c) Hướng dẫn, kiểm tra việc xử lý vi phạm trong hoạt động gây nuôi, trồng cấy nhân tạo động vật, thực vật hoang dã và bảo vệ môi trường rừng theo quy định của pháp luật; tiếp nhận, cứu hộ và thả về môi trường tự nhiên động vật hoang dã (được quy định tại Khoản b, Khoản c, Điều 11 của Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm).

d) Hướng dẫn, kiểm tra về bảo tồn thiên nhiên; giáo dục môi trường gắn với cộng đồng tại các khu bảo tồn thiên nhiên.

6. Bảo vệ rừng:

a) Tham mưu cho Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình cấp có thẩm quyền huy động các đơn vị vũ trang; huy động lực lượng, phương tiện khác của các tổ chức, cá nhân đóng trên địa bàn để kịp thời ngăn chặn, ứng cứu cháy rừng và phá rừng nghiêm trọng trong những tình huống cần thiết và cấp bách;

b) Tổ chức thực hiện các biện pháp chống chặt, phá rừng trái phép và các hành vi trái pháp luật xâm hại đến rừng và đất lâm nghiệp;

c) Dự báo nguy cơ cháy rừng; xây dựng lực lượng phòng cháy, chữa cháy rừng chuyên ngành; thống kê, kiểm kê rừng và đất lâm nghiệp; tham gia phòng, trừ sâu bệnh hại rừng;

d) Tổ chức bảo vệ các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ thuộc địa phương quản lý;

đ) Phối hợp hoạt động bảo vệ rừng đối với lực lượng bảo vệ rừng của các chủ rừng và lực lượng bảo vệ rừng của cộng đồng dân cư trên địa bàn.

7. Bảo đảm chấp hành pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng ở địa phương:

a) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn;

b) Tổ chức thực hiện các hoạt động xử lý, xử phạt vi phạm hành chính; khởi tố, điều tra hình sự các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý rừng, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản theo quy định của pháp luật;

c) Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ rừng và hộ nhận khoán rừng khi rừng bị xâm hại.

8. Xây dựng lực lượng và tuyên truyền:

a) Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, chế độ, chính sách và pháp luật cho công chức, viên chức ngành lâm nghiệp và các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến lâm nghiệp trên địa bàn;

b) Cấp phát, quản lý trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu, cờ hiệu, thẻ kiểm lâm, vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ, trang thiết bị chuyên dùng của kiểm lâm địa phương; ấn chỉ xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng, quản lý lâm sản theo quy định pháp luật.

9. Tổ chức thực hiện các dịch vụ kỹ thuật lâm nghiệp theo quy định pháp luật; tổ chức hoạt động du lịch sinh thái phù hợp với quy hoạch khu rừng đặc dụng và quy định của pháp luật.

10. Thực hiện hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn theo quy định của pháp luật; xây dựng và ứng dụng các mô hình công nghệ cao trên địa bàn tỉnh An Giang (theo Quyết định số 2105/QĐ-UBND ngày  04  tháng 12  năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang Phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát triển cây dược liệu ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; Khoản b Mục 3 Điều 51 Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 03 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng).

11. Thực hiện thanh tra chuyên ngành về lâm nghiệp theo quy định của pháp luật. Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực lâm nghiệp; thực hiện việc báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định.

12. Tổ chức thực hiện công tác cải cách hành chính; quản lý tổ chức, biên chế công chức, vị trí việc làm, công chức, viên chức, tài chính, tài sản và nguồn lực khác được giao theo phân cấp của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và quy định của pháp luật.

13. Thực hiện nhiệm vụ Văn phòng thường trực của Ban Chỉ đạo về kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh An Giang (theo Quyết định số 113/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ngày 20 tháng 01 năm 2016 về việc Kiện toàn Ban Chỉ đạo về Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh An Giang giai đoạn từ nay đến năm 2020).

14. Tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng ở địa phương (được quy định tại Khoản 4, Điều 7 Nghị định số 119/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2016 Thủ tướng Chính phủ về tổ chức hoạt động của Kiểm lâm).

15. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định pháp luật và Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao.

2. Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Chi cục gồm 5 phòng:

            a) Phòng Hành chính, Tổng hợp;

b) Phòng Thanh tra, Pháp chế;

            c) Phòng Quản lý bảo vệ rừng và Bảo tồn thiên nhiên;

            d) Phòng Sử dụng và Phát triển rừng;

đ) Phòng Tổ chức, tuyên truyền và xây dựng lực lượng;

Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc chi cục có Trưởng phòng và không quá 02 Phó Trưởng phòng.

            3. Các tổ chức và đơn vị sự nghiệp trực thuộc Chi cục:

3.1 Đội Kiểm lâm Cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng.

3.2 Hạt Kiểm lâm liên huyện Tri Tôn - Thoại Sơn, gồm có 6 trạm:

- Trạm Kiểm lâm Lê Trì;

- Trạm Kiểm lâm An Tức;

- Trạm Kiểm lâm Cô Tô;

- Trạm Kiểm lâm Lương Phi;

- Trạm Kiểm lâm Bình Minh;

- Trạm Kiểm lâm Ba Thê.

3.3 Hạt Kiểm lâm liên huyện Tịnh Biên - Châu Đốc, gồm có 5 trạm:

- Trạm Kiểm lâm Núi Cấm;

- Trạm Kiểm lâm An Cư;

- Trạm Kiểm lâm Nhà Bàng;

               - Trạm Kiểm lâm Tà Lọt;

           - Trạm Kiểm lâm Núi Sam