CỔNG THÔNG TIN SỞ NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH AN GIANG
nông nghiệp an giang
Tái cơ cấu nông nghiệp

An Giang cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao g iá trị gia tăng và phát triển bền vững (Tiếp theo)

11:55 12/12/2023

Phát triển công nghiệp chế biến nông sản, nâng cao năng lực phát triển các sản phẩm giá trị gia tăng. Tình hình xuất khẩu tiếp tục đạt nhiều kết quả tích cực, thị trường Trung Quốc đã mở cửa trở lại, thúc đẩy xuất khẩu nông, thủy sản, đặc biệt là sản phẩm cá tra. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của tỉnh trong năm 2023 cụ thể như sau: xuất khẩu gạo đạt 340 triệu USD, tăng 8,97% so với cùng kỳ. Điểm sáng của xuất khẩu gạo là Công ty Cổ phẩn Lộc Trời đã nhận được đơn đặt hàng đến 400 ngàn tấn gạo xuất sang thị trường EU trong năm 2023. Thị trường Indonesia, Trung Quốc sau mở cửa nền kinh tế nhu cầu mua gạo cao; bên cạnh đó gạo còn xuất khẩu sang các thị trường Philippines, Malaysia, Australia,… và một số thị trường như Nga, Bangladesh. Xuất khẩu thủy sản đông lạnh đạt 350 triệu USD, giảm 13,15% so với cùng kỳ; Xuất khẩu rau quả đông lạnh đạt 65 triệu USD, tăng 96,97% so với cùng kỳ.

              Kết quả trên cho thấy nông nghiệp tiếp tục khẳng định vai trò là bệ đỡ quan trọng của nền kinh tế tỉnh nhà. Ngành Nông nghiệp tỉnh đã nỗ lực lớn thực hiện đồng bộ, linh hoạt các giải pháp và đổi mới từ “tư duy sản xuất nông nghiệp” sang “tư duy kinh tế nông nghiệp” để vượt qua khó khăn, thách thức. Chuyển dần từ sản xuất theo chiều rộng sang chiều sâu, trong đó, nổi bật là ứng dụng công nghệ cao vào quy trình sản xuất tại các vùng chuyên canh trọng điểm gắn kết với nhà đầu tư lớn; Đẩy mạnh chuyển đổi số dựa trên lợi thế cạnh tranh của các sản phẩm nông sản chủ lực tỉnh, nhu cầu của thị trường, thế mạnh của tỉnh trong liên kết vùng và tiểu vùng; Tổ chức lại sản xuất theo kinh tế hợp tác có sự tham gia chặt chẽ giữa Người dân – Hợp tác xã – Doanh nghiệp, “tăng giá trị, giảm đầu vào”, hạ giá thành sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế; Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, cơ giới hóa, áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật (GAP, hữu cơ,…) đối với các mặt hàng chủ lực của tỉnh; Cấp mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc đảm bảo tính trách nhiệm minh bạch và chất lượng sản phẩm; Linh hoạt chuyển đổi diện tích lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn; Các quy trình sản xuất hữu cơ, giảm thâm dụng tài nguyên và vật tư đầu vào được áp dụng vào nhiều mô hình nông nghiệp sinh thái, hữu cơ, tuần hoàn…

Để khả thi, bền vững và hiệu quả trong thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp tiến đến mục tiêu tăng thu nhập một cách bền vững cho nông dân, phát triển kinh tế nông nghiệp theo định hướng thị trường có chú trọng tới sự hài hòa giữa kinh tế - xã hội - môi trường, ngày một hội nhập với khu vực công nghiệp và dịch vụ trong một chỉnh thể kinh tế thống nhất. Các giải pháp chủ yếu cho cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh trong giai đoạn từ nay đến năm 2025 là tập trung nguồn lực và nhiệm vụ triển khai có hiệu quả “Giải pháp phát triển thị trường - thu hút đầu tư” và “Giải pháp về tổ chức lại sản xuất theo kinh tế tập thể”. Các giải pháp còn lại như: Chuyên nghiệp hóa nông dân; Giải pháp về khoa học công nghệ, chuyển đổi số và phát triển nguồn nhân lực; Củng cố, nâng chất các đơn vị sự nghiệp để phát triển các dịch vụ trong nông nghiệp và hỗ trợ nông dân; Giải pháp về tuyên truyền; Phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp; Tăng cường liên kết vùng và Giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững sẽ tiếp tục triển khai, triển khai lồng ghép vào các nhiệm vụ chung của từng Sở, ban, ngành, địa phương có liên quan đến nội dung Đề án Cơ cấu lại ngành nông nghiệp.

Hồng Quyên

Sở Nông nghiệp và PTNT