CỔNG THÔNG TIN SỞ NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH AN GIANG
nông nghiệp an giang

số điện thoại tiếp nhận
phản ánh kiến nghị về tthc

1

Phòng Tổng hợp - UBND tỉnh

Điện thoại: 02963.957.006

Email: thutuchanhchinh@angiang.gov.vn

2

Tổ kiểm tra công vụ

Điện thoại: 02963.957.049 - 0378.247.247

Email: kiemtracongvu@angiang.gov.vn

đường dây nóng ngành nông nghiệp An Giang

1

Ông Nguyễn Sĩ Lâm (Giám Đốc Sở)

Điện thoại: 0913.979.245

Email: nslam@angiang.gov.vn

2

Ông Lê Hoàng Tâm (Phó Chánh Văn phòng Sở)

Điện thoại: 0919.199.392

Email: lhtam@angiang.gov.vn

Tái cơ cấu nông nghiệp

An Giang chủ động bảo đảm ổn định đời sống nhân dân trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp

06:30 08/06/2021

Ngày 7/6/2021, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành Công văn số 516 /UBND-KGVX yêu cầu Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố tập trung quan tâm thực hiện tốt một số nội dung tập trung theo dõi, cập nhật diễn biến của dịch bệnh Covid-19 và các diễn biến thiên tai như: Bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, sạt lở đất, ... cũng như các loại thiên tai khác qua các phương tiện thông tin đại chúng và chỉ đạo của Bộ, Ngành Trung ương để thông báo, hướng dẫn kịp thời cho người dân chủ động phòng ngừa, ứng phó, giảm thiểu thiệt hại đời sống dân sinh.

Đồng thời tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở trợ giúp xã hội và các loại hình cơ sở khác trên địa bàn quản lý đảm bảo thực hiện đúng, nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 đối với cán bộ, nhân viên và đối tượng đang được chăm sóc, nuôi dưỡng ở cơ sở theo đúng quy định của Ngành Y tế; chủ động lên phương án, kịch bản chi trả trợ giúp xã hội cho các đối tượng bảo trợ xã hội một cách linh hoạt, bảo đảm hỗ trợ kịp thời, hiệu quả theo quy định tại Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội với đối tượng bảo trợ xã hội (từ ngày 01 tháng 7 năm 2021 thực hiện theo quy định tại Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội với đối tượng bảo trợ xã hội).

Khẩn trương rà soát, điều chỉnh linh hoạt kế hoạch, phương án ứng phó với thiên tai, dịch bệnh Covid-19 phù hợp theo phương châm “4 tại chỗ” để sẵn sàng ứng phó kịp thời, hiệu quả trong điều kiện sự hỗ trợ từ bên ngoài gặp nhiều hạn chế, đặc biệt là đảm bảo an toàn cho người dân tại các khu vực cách ly do dịch bệnh và dự kiến nơi sơ tán cho người dân bị ảnh hưởng do thiên tai. Chuẩn bị trang thiết bị, máy móc cần thiết để đo thân nhiệt, phân loại các đối tượng.

 Đẩy nhanh và nâng cao hiệu quả các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về kỹ năng ứng phó với thiên tai, ý thức tự giác trong thực hiện phòng chống dịch bệnh; theo đó cần lưu ý lồng ghép hoạt động hỗ trợ hòa nhập người khuyết tật và các đối tượng dễ bị tổn thương khác trong phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai. Huy động nguồn lực tại chỗ cứu trợ kịp thời cho người dân, ổn định đời sống trước, trong và sau thiên tai; hướng dẫn nhân dân chủ động gia cố nhà cửa, dự phòng lương thực, nước uống, thuốc chữa bệnh và các vật dụng thiết yếu khác khi mùa mưa bão đến.

 Theo dõi, tổng hợp báo cáo nhanh tình hình thiệt hại, các nhu cầu cấp bách cần hỗ trợ cũng như đề xuất các phương án hỗ trợ cho cơ quan có thẩm quyền để chỉ đạo kịp thời hỗ trợ theo quy định tại Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội (từ ngày 01 tháng 7 năm 2021 thực hiện theo quy định tại Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội với đối tượng bảo trợ xã hội). Trong đó, ưu tiên nhóm đối tượng là người có công, gia đình chính sách, trẻ em, người khuyết tật, người cao tuổi và các đối tượng trợ giúp xã hội khác.

Xuân Hiếu