CỔNG THÔNG TIN SỞ NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH AN GIANG
nông nghiệp an giang

số điện thoại tiếp nhận
phản ánh kiến nghị về tthc

1

Phòng Tổng hợp - UBND tỉnh

Điện thoại: 02963.957.006

Email: thutuchanhchinh@angiang.gov.vn

2

Tổ kiểm tra công vụ

Điện thoại: 02963.957.049 - 0378.247.247

Email: kiemtracongvu@angiang.gov.vn

đường dây nóng ngành nông nghiệp An Giang

1

Ông Nguyễn Sĩ Lâm (Giám Đốc Sở)

Điện thoại: 0913.979.245

Email: nslam@angiang.gov.vn

2

Ông Lê Hoàng Tâm (Phó Chánh Văn phòng Sở)

Điện thoại: 0919.199.392

Email: lhtam@angiang.gov.vn

Trồng trọt - BVTV

Giá thành sản xuất vụ Đông Xuân 2023 -2024 tăng 4,38% so cùng kỳ

06:30 21/09/2024

Căn cứ Báo cáo số 905/BCLNSTC-NN&PTNT ngày 23 tháng 8 năm 2024 về kết quả điều tra chi phí sản xuất và giá thành lúa vụ Đông Xuân năm 2023 - 2024 trên địa bàn tỉnh An Giang, giá thành sản xuất cho 01 kg lúa vụ Đông Xuân 2023 - 2024 tăng 169 đồng/kg, tương đương tăng  4,38% so cùng kỳ (giá thành trên 01 kg lúa vụ Đông Xuân 2023 - 2024: 3.938 đồng/kg trong khi cùng kỳ năm là 3.769,15 đồng/kg), chủ yếu do các chi phí sau tăng.

 Chi phí  lúa giống: chi phí giống tăng 27,19% bao gồm về số lượng tăng bình quân 4,56 kg/ha so năm 2023 (Đông Xuân 2023 - 2024: 172,32 kg/ha, Đông Xuân 2022-2023: 167,76 kg/ha), về giá cả năm 2024 tăng 702 đồng/kg so với năm 2023, kết hợp cả 2 yếu tố trên làm cho chi phí lúa giống vụ Đông Xuân năm nay tăng thêm 592.694 đồng/ha so cùng kỳ năm 2023.

Chi phí làm đất: tăng 183.019 đồng/ha tương đương 9,31% so với năm 2023 (năm 2023 là 1.959.698 đồng/ha, năm 2024: 2.142.147 đồng/ha).

Chi phí thuốc bảo vệ thực vật tăng 71,79% do tình hình thời tiết không thuận lợi nên diện tích lúa bị nhiễm sâu bệnh tăng, cụ thể chi phí thuốc BTV tăng 3.039.230 đồng/ha so năm 2023 (Đông Xuân 2023 - 2024: 7.273.022 đồng/ha, Đông Xuân 2022 -2023 là 4.233.792 đồng/ha). Nguyên dân do điều kiện nắng hạn kéo dài trong vụ Đông Xuân, rầy phấn trắng và một số sâu bệnh hại xuất hiện và gây hại mạnh hơn một số năm gần đây, nên nông dân tốn thêm chi phí phòng trừ, chi phí thuốc bảo vệ thực vật là một trong những yếu tố làm tăng chi phí cho bà con trong vụ Đông Xuân năm nay.

Bên cạnh đó, chi phí thu hoạch cũng tăng nhẹ với khoảng 1,10% do chi phí thuê máy gặt tăng; chi phí lao động tăng 12,56% chủ yếu do đơn giá thuê mướn nhân công tăng so với vụ Đông Xuân năm 2022 - 2023.

Ngược lại, chi phí phân bón giảm 14,91% do lượng phân bón sử dụng giảm, giá một số loại phân bón giảm; chi phí tưới tiêu và chi phí dụng cụ nhỏ, vật rẻ tiền mau hỏng; chi phí khác giảm.

Trên cơ sở các yếu tố trên, chúng ta cần tập trung các giải pháp để giảm chi phí vật tư đầu vào, cụ thể bằng các giải pháp như sau:

Truyền thông nâng cao nhận thức của người dân về giảm lượng giống gieo sạ thông qua thực hiện các mô hình giảm giống, mô hình 1Phải 5 Giảm, 1 triệu hecta lúa chất lượng cao, các bài viết trên phương tiện thông tin đại chúng về vai trò, tác dụng của việc giảm giống sẽ giúp giảm chi phí sử dụng phân bón, thuốc Bảo vệ thực vật... để người dân hiểu và làm theo.

Cần khuyến cáo nông dân áp dụng các biện pháp kỹ thuật quản lý dịch hại tổng hợp - IPM; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh thái - trồng hoa trên bờ ruộng để dẫn dụ thiên địch nhằm hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc trừ sâu trong giai đoạn 40 ngày đầu sau sạ...tăng cường tuyên truyền hướng dẫn nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng.

Chính quyền địa phương và các ngành chuyên môn cần vận động nông dân liên kết với doanh nghiệp theo mô hình cánh đồng lớn, tiêu chuẩn SRP, GlobalGAp, VietGAP... để qua đó giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận góp phần nâng cao chất lượng và giá trị hạt gạo và giảm ô nhiễm môi trường... thúc đẩy liên kết sản xuất của doanh nghiệp. Riêng các vùng chưa liên kết, ngành nông nghiệp cần đẩy mạnh tập huấn nâng cao năng lực cho người sản xuất, đặc biệt tạo điều kiện kết nối và tiếp cận doanh nghiệp để đưa dần người sản xuất vào các chuỗi liên kết, tăng dần tính ổn định, bền vững cho sản xuất, tạo điều kiện cơ giới hóa đồng bộ, tiết giảm chi phí trong sản xuất.

 

Nguyễn Thị Lê

Chi cục trồng trọt và BVTV