CỔNG THÔNG TIN SỞ NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH AN GIANG
nông nghiệp an giang

số điện thoại tiếp nhận
phản ánh kiến nghị về tthc

1

Phòng Tổng hợp - UBND tỉnh

Điện thoại: 02963.957.006

Email: thutuchanhchinh@angiang.gov.vn

2

Tổ kiểm tra công vụ

Điện thoại: 02963.957.049 - 0378.247.247

Email: kiemtracongvu@angiang.gov.vn

đường dây nóng ngành nông nghiệp An Giang

1

2

Ông Lê Hoàng Tâm (Phó Chánh Văn phòng Sở)

Điện thoại: 0919.199.392

Email: lhtam@angiang.gov.vn

Trồng trọt - BVTV

Cơ chế chính sách tín dụng cho doanh nghiệp thu mua lúa

10:08 20/08/2021

 

Trong 2 tuần qua giá lúa có chiều hướng tăng trở lại, Thứ Trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT, Trần Thanh Nam khẳng định sản lượng lúa từ đây đến cuối năm có chiều hướng tốt, do tình hình dịch bệnh trên cây trồng được khống chế, thời tiết thuận lợi. Hiện các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đang thu hoạch lúa cuối vụ Hè Thu. Nhưng xuất khẩu hiện đang đang gặp ách tắt do nhiều nguyên nhân như khâu vận chuyển, Logictics, cảng bị tồn động hàng hóa.... Tuy nhiên dịch covid-19 nhiều nước ảnh hưởng đến an ninh lương thực do đó khả năng nhu cầu gạo ở một số nước rất lớn, và mong muốn nhập khẩu gạo nhằm tăng thêm lượng dự trữ. Do vậy ông Trần Thanh Nam mong muốn các doanh nghiệp cần mạnh dạn hơn trong việc mua lúa cho nông dân. Hiện giá lúa có chiều hướng tăng trở lại, lúa IR50404 từ 4.600-4.800 đồng/kg, tăng 200-300 đồng/kg, OM18 từ 6.000-6.100 đồng/kg, tăng 300-400 đồng/kg so với 2 tuần trước.

Ông Đào Minh Tú – Phó Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam, hiện nông dân, doanh nghiệp và thương lái thu mua lúa đang gặp không ít khó khăn, vướng mắt do tình hình dịch covid-19, nhìn nhận vấn đề này Ông cho rằng các doanh nghiệp chưa có điều kiện tiếp cận được nguồn vốn thu mua lúa trong kỳ thu hoạch vụ Hè Thu, bên cạnh đó Logictics là vấn đề hết sức khó khăn phức tạp, xuất khẩu, vận chuyển đường thủy cũng như đường bộ do phong tỏa ở nhiều địa phương và vật tư nông nghiệp tăng nên tạo yếu tố tâm lý cho người trồng lúa. Về phía ngân hàng đã thực hiện cho vay theo hạn mức đã ký kết với tập đoàn, doanh nghiệp. Nhưng hiện nay các doanh nghiệp phải thu mua thêm lượng lúa với lý do chưa xuất khẩu được, mặt khác doanh nghiệp tích cực mua tạm trữ để giải quyết lượng lúa cho nông dân cùng với đó có nguồn hàng xuât khẩu trong thời gian tới sau khi hết dịch. Đây là hoạt động tích cực thể hiện trách nhiệm rất cao của doanh nghiệp đối với nông dân trồng lúa.

Về tín dụng, đã có đầy đủ cơ chế chính sách cho cây lúa, tại các tỉnh ĐBSCL với tổng số dư nợ đạt 75.058/142.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 55% dư nợ toàn quốc. Riêng An Giang dư nợ  trên 12.620 tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2020, Cần Thơ 11.020 tỷ tăng 30,8%, Kiên Giang dư nợ 8.199 tỷ tăng 16%, Hậu Giang tăng 21%, Vĩnh Long tăng 27%... Tính chung 13 tỉnh ĐBSCL tăng khoảng 17%, như vậy cho thấy nguồn vốn đưa vào lĩnh vực thu mua lúa gạo tăng cao. Hiện nguồn vốn không thiếu cho nhu cầu tín dụng vào lĩnh vực thu mua lúa tạm trữ của các doanh nghiệp, tuy nhiên cần có cơ chế phù hợp để các ngân hàng thương mại sẵn sàng cho vay không cần tài sản đảm bảo. Riêng ngân hàng Nhà nước tiếp tục chỉ đạo ngân hàng thương mại thực hiện cấp thêm hạn mức tín dụng cho các doanh nghiệp thu mua lúa của nông dân nhưng phải đảm bảo nguyên tắc trong công tác tín dụng đã ký. 

Giá vật tư nông nghiệp tăng cao

Để không bị đứt gãy ảnh hưởng nguồn cung sản phẩm nông nghiệp trong tình hình dịch Covid-19 cũng như đảm bảo an ninh lương thực, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long khẩn trương chuẩn bị gieo sạ vụ Thu Đông sắp tới. Tuy nhiên, hiện nay gía vật tư nông nghiệp đầu vào tăng mạnh như phân bón, tăng từ 35-78% tùy loại, c1ữ những loại tăng trên 80%, thức ăn chăn nuôi  tăng từ 20-30% so với đầu năm. Cụ thể giá các mặt hàng phân bón tại An Giang như  Urê (Cà Mau):11.400 đồng/kg tăng 4.600 đồng/kg (hay tăng 67%); Ure (Liên xô): 13.200 đồng/kg, tăng 6.200 đồng/kg (hay tăng 88,5%); KCL (con cò): 14.000đồng/kg, tăng 4.100đồng/kg (hay 41%), DAP(Philipin):19.700 đồng/kg, tăng 5.300đồng/kg (hay tăng 37%) .... Hiện nay, việc kinh doanh phân bón, thức ăn chăn nuôi kém chất lượng, nhập khẩu không rõ nguồn gốc, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, nuôi trồng và chế biến thực phẩm tình trạng đầu cơ, tích trữ tạo khan hiếm giả tạo để tăng giá thu lợi… đang là vấn đề bức xúc, làm tăng chi phí đầu vào sản xuất, ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe của người dân. Theo Thứ Trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Trần Thanh Nam cần giải quyết kịp thời giá vật tư nông nghiệp đang tăng đỉnh điểm, để không làm ảnh hưởng đến giá thành sản xuất của nông dân. Vấn đề đặt ra có phải do thời điểm mùa dịch chi phí tăng cao làm ảnh hưởng đến giá vật tư nông nghiệp do đó cần có giải pháp tháo gỡ kịp thời để không ảnh hưởng đến nông dân.

Trước tình hình trên để góp phần công tác bình ổn giá vật tư nông nghiệp và phần chống sản xuất kinh doanh phân bón thức ăn chăn nuôi kém chất lượng, Thứ Trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Trần Thanh Nam có công văn số 26/BNN- TCT về việc tăng cường kiểm tra vật tư nông nghiệp trong tình hình covid19 , và Ông yêu cầu lãnh đạo địa phương tập trung chỉ đạo đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản và phụ gia thực phẩm, phẩm màu chất hỗ trợ chế biến thực phẩm và chất lượng phân bón trên địa bàn. Đồng thời rà soát các cửa hàng kinh doanh nông nghiệp không để tình trạng đầu cơ trữ hàng ... tạo khan hiếm giả tạo để kiếm lời.

Với giá cả biến động như hiện nay, đại diện Tập đoàn Lộc Trời, ông  Nguyễn Duy Thuận tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời có 7 cam kết với ngành nông nghiệp liên quan đến giá lúa và vật tư nông nghiệp. (1) Chặn đà giảm giá lúa tươi trên đồng ruộng cho nông dân trong vụ lúa Hè Thu 2021, đặc biệt 2 giống lúa đang trồng nhiều nhất ở Đồng bằng sông cửu Long là giống OM5451 không mua với giá thấp hơn 4.800 đồng/kg, giống OM18 không thấp hơn 5.500 đồng mua tại ruộng. (2) Tập đoàn Lộc Trời cũng cam kết không tăng giá vật tư nông nghiệp trong năm 2021. (3) Cung cấp vật tư nông nghiệp cho Liên hiệp Hợp tác xã, các Hợp tác xã có đăng ký liên kết với Lộc Trời để sản xuất trong vụ Thu Đông và không thu lãi suất cho đến hết vụ. (4) Tài trợ  Kit-test nhanh covid-19 cho nhân sự tham gia các hoạt động thu mua lúa và vận chuyển vật tư lúa gạo tại các tỉnh trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long. (5) Tổ chức xét nghiệm định kỳ cho đội ngũ vận chuyển thu mua lúa gạo và các đối tác để đảm bảo an toàn trong mùa covid19. (6) Xây dựng quy trình mua lúa không tiếp xúc nhưng vẫn đảm bảo thỏa thuận chốt được giá, đảm bảo dựa trên thông tin chính xác của địa phương với sự phê duyệt của Ban chỉ  đạo phòng chống dịch. (7) Đảm bảo chất lượng , số lượng lúa gạo và tiến độ giao hàng cho các Công ty xuất khẩu và tiêu thụ nội địa đã đăng ký liên kết với Lộc Trời .

Trang Nghiêm