CỔNG THÔNG TIN SỞ NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH AN GIANG
nông nghiệp an giang

số điện thoại tiếp nhận
phản ánh kiến nghị về tthc

1

Phòng Tổng hợp - UBND tỉnh

Điện thoại: 02963.957.006

Email: thutuchanhchinh@angiang.gov.vn

2

Tổ kiểm tra công vụ

Điện thoại: 02963.957.049 - 0378.247.247

Email: kiemtracongvu@angiang.gov.vn

đường dây nóng ngành nông nghiệp An Giang

1

Ông Nguyễn Sĩ Lâm (Giám Đốc Sở)

Điện thoại: 0913.979.245

Email: nslam@angiang.gov.vn

2

Ông Lê Hoàng Tâm (Phó Chánh Văn phòng Sở)

Điện thoại: 0919.199.392

Email: lhtam@angiang.gov.vn

Trồng trọt - BVTV

Châu Phú: Sản xuất lúa theo hướng SRP, áp dụng cơ giới hóa

11:45 15/03/2023

Nhằm giúp nông dân giảm chi phí sản xuất trước tình hình giá phân bón tăng cao, tạo điều kiện cho nông dân được tiếp cận ới phương pháp gieo sạ mới, sáng ngày 09/3/2023, Trung tâm Khuyến nông An Giang tổng kết mô hình “Sản xuất lúa theo hướng SRP áp dụng cơ giới hoá (thiết bị gieo sạ cụm) gắn liên kết doanh nghiệp tiêu thụ” tại Hợp tác xã Nông nghiệp Kim Thuỷ, ấp Hưng Phú, xã Đào Hữu Cảnh, huyện Châu Phú. Hơn 50 nông dân ở các xã, thị trấn trong huyện đến dự.

Mô hình thực hiện quy mô 50ha với 16 hộ tham gia. Sử dụng giống lúa OM18 (cấp xác nhận), với lượng giống gieo sạ cụm 60 kg/ha, sản xuất lúa theo quy trình kỹ thuật SRP. Đối với ruộng đối chứng gieo sạ bằng máy với lượng giống 123kg/ha.

Kết quả thực hiện về chỉ tiêu nông học: Ruộng mô hình, tỷ lệ chồi hữu hiệu cao hơn ruộng đối chứng, cụ thể 417 bông/741 chồi tối đa (56,3% chồi hữu hiệu). Ruộng đối chứng  441 bông/902 chồi tối đa (48,9% chồi hữu hiệu). Số hạt chắc trên bông cao hơn 92 hạt chắc so với ruộng đối chứng 85 hạt chắc. Năng suất thực thu ruộng mô hình là 8,76 tấn/ha, ruộng đối chứng 8,68 tấn/ha. Lợi nhuận bình quân ruộng mô hình 32.879.000 đồng/ha, ruộng đối chứng là 28.808.100 đồng/ha (chênh lệch lợi là 4.070.900 đồng/ha). Ruộng mô hình sản xuất lúa theo hướng tiêu chuẩn SRP, áp dụng thiết bị sạ cụm, áp dụng kỹ thuật 1 phải – 5 giảm nên chi phí ruộng mô hình thấp hơn, năng suất và lợi nhuận thì cao hơn so với ruộng đối chứng.

Đây là mô hình mới vừa khả thi dễ thực hiện, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao, áp dụng máy sạ cụm giúp giảm lượng hạt giống gieo sạ, đổi mới phương thức canh tác lúa cho nông dân, nâng cao chất lượng hạt gạo từ việc áp dụng các qui trình kỹ thuật sản xuất lúa tiên tiến. Việc sử dụng máy sạ cụm góp phần vào cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa, giảm chi phí giống. Lúa sạ cụm phát triển tốt, thông thoáng, nhẹ sâu bệnh góp phần giảm chi phí sản xuất. Ngoài ra, sạ cụm giúp bộ rễ phát triển mạnh, lúa cứng cây hạn chế đổ ngã ở giai đoạn thu hoạch.

Qua quá trình thực hiện đã cho thấy có sự thay đổi tư duy sản xuất của người nông dân bằng việc áp dụng các tiến bộ mới, mạnh dạn đưa cơ giới hoá vào sản xuất, các biện pháp kỹ thuật (1 phải 5 giảm, hướng tiêu chuẩn SRP) để giảm tối đa chi phí và tăng thêm lợi nhuận so với ngoài mô hình. Mang lại lợi nhuận cao nhất, tăng lợi thế so sánh trên đơn vị diện tích.

Ngoài ra, canh tác lúa theo bộ tiêu chuẩn SRP còn giúp bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe người lao động, giúp tăng thu nhập và sản xuất lúa bền vững hơn nên mang lại rất nhiều lợi ích về kinh tế, xã hội và môi trường nên rất cần được khuyến khích nhân rộng trong thời gian tới. Bên cạnh, lợi ích khi tham gia thực hiện mô hình, các hộ tham gia còn được Hợp tác xã Nông nghiệp Kim Thuỷ liên kết bao tiêu sản phẩm lúa giống, đảm bảo đầu ra ổn định, giúp an tâm sản xuất.

Ngô Thùy Mỹ Ngọc - Trạm Khuyến nông Châu Phú