số điện thoại tiếp nhận
phản ánh kiến nghị về tthc
1
Phòng Tổng hợp - UBND tỉnh
Điện thoại: 02963.957.006
Email: thutuchanhchinh@angiang.gov.vn
2
Tổ kiểm tra công vụ
Điện thoại: 02963.957.049 - 0378.247.247
Email: kiemtracongvu@angiang.gov.vn
đường dây nóng ngành nông nghiệp An Giang
1
Ông Nguyễn Sĩ Lâm (Giám Đốc Sở)
Điện thoại: 0913.979.245
Email: nslam@angiang.gov.vn
2
Ông Lê Hoàng Tâm (Phó Chánh Văn phòng Sở)
Điện thoại: 0919.199.392
Email: lhtam@angiang.gov.vn
02:50 31/03/2021
Nông dân Nguyễn Hồng Kha sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông ở xã Lê Chánh, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang. Cuộc đời ông gắn liền với ruộng đồng. Trong những năm gần đây nhận thấy việc canh tác lúa không còn hiệu quả trên mảnh đất ruộng nên ông đã mạnh dạn chuyển đổi 10.000 m2 đất trồng lúa sang trồng cây Mít Thái vì nhận thấy đây là loại cây ăn trái cho nhiều giá trị kinh tế, là loại cây dễ tính được trồng nhiều nơi, kể cả ở những vùng đất nghèo dinh dưỡng.
Sau khi tham dự lớp tập huấn về kỹ thuật trông vườn cây ăn trái do Trạm Khuyến nông thị xã Tân Châu tổ chức và nhiều lần học hỏi kinh nghiệm về kỹ thuật trồng vườn ở các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang...Ông đã nhận thấy rằng việc tưới nước, bón phân cho cây trồng theo phương pháp thủ công phải mất nhiều thời gian, chi phí cao, tốn nhiều nhân công lao động, thêm vào đó việc thuê nhân công lao động tại địa phương khá khó khăn hoặc phải thuê lao động với mức giá rất cao từ đó sẽ cho hiệu quả kinh tế không cao.
Bên cạnh đó, ông Kha cho rằng để việc trồng cây ăn trái đạt hiệu quả cao nhất thì cần gắn với ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất. Vì thế, cuối năm 2020, nhận được hỗ trợ 50 triệu từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, ông tiến hành lắp đặt hệ thống tưới phun cục bộ cho vườn Mít Thái với diện tích 10.000 m2 gồm 800 béc tưới được đặt tại các gốc Mít Thái. Đồng thời, ông sử dụng bồn chứa phân 1000 lít, để sau khi pha phân, thuốc và vận hành hệ thống sẽ được tưới phân đến từng gốc cây để tăng độ thẩm thấu, giúp cây phát triển tốt nhất. Điểm đặc biệt hơn là hệ thống được thao tác cực kì đơn giản và tiện lợi, chỉ cần thao tác trên điện thoại thông minh có cài đặt phần mềm mở và tắt. Dù đang đi công việc ở xa nhà hay đang ngồi uống cà phê với bạn bè thì vẫn có thể bật tắt hệ thống thông qua việc điều khiển điện thoại để tưới nước cho vườn cây ăn trái của mình.
Sau thời gian vận hành hệ thống tưới tự động điều khiển từ xa, ông Kha chia sẻ “ Việc lắp đặt mô hình tưới phun kết hợp sử dụng điện thoại thông minh rất thuận tiện và chủ động hoàn toàn trong việc tưới và bón phân, sử dụng công nghệ tưới phun có thể kiểm soát được sâu bệnh hại, hạn chế việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ và giảm sự rửa trôi phân bón, đáp ứng mong mỏi của người dân, góp phần bảo vệ và nâng cao sức khỏe của người dân. Hơn nữa, sử dụng hệ thống tiết kiệm hơn 95% chi phí nhân công lao động so với phương pháp tưới truyền thống nên góp phần tăng thu nhập cho kinh tế gia đình”.
Mô hình đã giúp nông dân tại địa phương trồng Mít tiếp cận công nghệ cao trong sản xuất. Đây có thể xem là mô hình điểm của xã Lê Chánh đang trong giai đoạn từng bước xây dựng nông thôn mới, là bước đệm để nhân rộng trên địa bàn xã Lê Chánh và các xã, phường trên địa bàn thị xã Tân Châu.
Lê Thị Như Huỳnh - Trạm Khuyến nông TX Tân Châu