số điện thoại tiếp nhận
phản ánh kiến nghị về tthc
1
Phòng Tổng hợp - UBND tỉnh
Điện thoại: 02963.957.006
Email: thutuchanhchinh@angiang.gov.vn
2
Tổ kiểm tra công vụ
Điện thoại: 02963.957.049 - 0378.247.247
Email: kiemtracongvu@angiang.gov.vn
đường dây nóng ngành nông nghiệp An Giang
1
Ông Nguyễn Sĩ Lâm (Giám Đốc Sở)
Điện thoại: 0913.979.245
Email: nslam@angiang.gov.vn
2
Ông Lê Hoàng Tâm (Phó Chánh Văn phòng Sở)
Điện thoại: 0919.199.392
Email: lhtam@angiang.gov.vn
08:53 28/06/2017
Năm 2016-2017, Chi cục Thủy sản An Giang đã thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học ứng dụng của việc sử dụng tinh dầu sả đối với nuôi cá tra thâm canh trong ao đất. Đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung tinh dầu sả vào thức ăn đến hiệu quả nuôi của cá tra thâm canh đồng thời đánh giá ảnh hưởng của tinh dầu sả lên khả năng kháng bệnh gan thân mũ do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri gây ra và các chỉ tiêu miễn dịch không đặc hiệu trên cá tra nuôi thâm canh trong ao đất.Việc bổ sung tinh dầu sả vào thức ăn cá tra có khả năng nâng cao tỷ lệ sống trên cá là đáng kể giúp cá giảm được stress trong quá trình nuôi, điều này cũng phù hợp với nghiên cứu của Huỳnh Kim Diệu (2011) cho rằng, sử dụng bột lá xuân hoa (Pseuderanthemum palatiferum) bổ sung vào thức ăn của cá tra với hàm lượng 15 g/kg thức ăn và cho cá ăn trong 1 tháng, cá có tỷ lệ sống là 98,3%, cao hơn so với lô đối chứng là 88,3% (P < 0,05). Như vậy, tỷ lệ sống của cá ngoài việc đảm bảo các yếu tố về môi trường, chế độ chăm sóc thì việc bổ sung thảo dược là tinh dầu sả đã cải thiện được tỷ lệ sống của cá.
Thực nghiệm ngoài ao các chỉ tiêu về WG, SGR và FCR có sự cải thiện ở nghiệm thức bổ sung tinh dầu sả vào thức ăn với tỷ lệ 0,1%. Khả năng kháng bệnh của cá đối với vi khuẩn E. ictaluri được gia tăng ở nghiệm thức có bổ sung tinh dầu sả vào thức ăn với tỷ lệ 0,1%.
Kết quả thí nghiệm của chúng tôi cho thấy, nghiệm thức có bổ sung 0,1% tinh dầu sả có tác dụng cải thiện đáp ứng miễn dịch của cá tra, giúp cá gia tăng sức đề kháng đối với sự cảm nhiễm bệnh do vi khuẩn E. ictaluri gây ra nhờ hai thành phần chính trong tinh dầu sả là citral và geraniol. Kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu về tác dụng của tinh dầu sả có khả năng kháng khuẩn (Onawunmi và ctv, 1984; Gabor và ctv, 2010; Ray và ctv, 2013; Lee và Wendy, 2013). Ngoài ra, trong tinh dầu sả chứa nhóm ethanol, có tác dụng làm biến tính protein, hòa tan màng lipid của vi khuẩn. Mặt khác, nhóm aldehyde trong tinh dầu cũng góp phần làm giảm pH. pH giảm gây ức chế quá trình đường phân (glycolysis), tế bào vi khuẩn bị cạn kiệt năng lượng làm thay đổi hoạt động enzyme và phá vỡ chuỗi liên kết protein dẫn đến vi khuẩn bị ức chế và tiêu diệt, từ đó nâng cao tỷ lệ sống của cá.
Như vậy có thể kết luận rằng tinh dầu sả có tác dụng cải thiện tăng trọng, tốc độ tăng trưởng đặc biệt và hiệu quả sử dụng thức ăn. Đồng thời, việc bổ sung tinh dầu sả vào thức ăn của cá tra còn có ảnh hưởng tốt lên đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu và khả năng kháng bệnh của cá. Tỷ lệ bổ sung 0,1% tinh dầu sả khi cho ăn thực tế ngoài ao là tối ưu nhất.
Trong thời gian tới Chi cục Thủy sản tỉnh An Giang sẽ tập huấn, tuyên truyền nhân rộng mô hình nuôi và triển khai ứng dụng cho người nuôi thuỷ sản để giúp nông nhân nuôi nuôi cá tra trong việc điều trị bệnh gan thận mủ do vi khuẩn gây ra E. ictaluri.
Trần Phùng Hoàng Tuấn - Chi cục Thủy sản An Giang