số điện thoại tiếp nhận
phản ánh kiến nghị về tthc
1
Phòng Tổng hợp - UBND tỉnh
Điện thoại: 02963.957.006
Email: thutuchanhchinh@angiang.gov.vn
2
Tổ kiểm tra công vụ
Điện thoại: 02963.957.049 - 0378.247.247
Email: kiemtracongvu@angiang.gov.vn
đường dây nóng ngành nông nghiệp An Giang
1
Ông Nguyễn Sĩ Lâm (Giám Đốc Sở)
Điện thoại: 0913.979.245
Email: nslam@angiang.gov.vn
2
Ông Lê Hoàng Tâm (Phó Chánh Văn phòng Sở)
Điện thoại: 0919.199.392
Email: lhtam@angiang.gov.vn
09:00 26/12/2020
Theo Sở Công Thương An Giang, để sản phẩm nếp Phú Tân - An Giang có được vị thế trên thị trường nông sản trong nước và quốc tế, vấn đề cần thiết thực hiện là xây dựng thương hiệu nếp Phú Tân - An Giang thực sự vững mạnh gắn liền với đặc tính riêng có của tỉnh.
An Giang có nhiều loại nông sản đặc trưng như: lúa gạo, nếp, xoài, chuối,… đã và đang được tỉnh quan tâm đầu tư phát triển. Cây nếp đã có mặt trên địa bàn huyện Phú Tân từ trước năm 1975. Từ sau năm 1990, cùng với chủ trương chuyển đổi giống cây trồng, cây nếp được chú trọng và từng bước khẳng định được hiệu quả kinh tế, diện tích sản xuất cũng được mở rộng dần.
Việc hình thành vùng chuyên canh cây nếp xuất phát từ lợi thế về thổ nhưỡng phù hợp, sản xuất chuyên canh nên chất lượng cao và rất ổn định. Nông dân có thời gian canh tác khá lâu, tích lũy nhiều kinh nghiệm trồng nếp và rất nhạy bén trong tiếp thu và ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất.
Từ sau năm 2003, diện tích sản xuất nếp đã trên 50% diện tích gieo trồng và hiện nay là trên 90% (hàng năm khoảng 115.000 ha, tương đương 747.500 tấn nếp chưa bóc vỏ) với 2 loại giống là CK92, CK 2003 và đặc biệt là tập trung từng vùng theo từng loại giống, không xen lẫn với nhau cũng như với lúa.
Dự kiến diện tích xuống giống lúa và nếp vụ Đông Xuân 2020 - 2021 của toàn tỉnh là 230.000ha. Ước năng suất lúa bình quân vụ Đông Xuân đạt 7,30 tấn/ha, sản lượng đạt 1.679.788 tấn. Trong đó, địa phương có diện tích gieo trồng nếp nhiều nhất là huyện Phú Tân với diện tích 23.855ha, năng suất dự kiến 7,02 tấn/ha, sản lượng là 167.462 tấn. Do mục tiêu sản xuất nếp chủ yếu là để xuất khẩu, từ nhiều năm nay nông dân và doanh nghiệp đã hình thành chuỗi liên kết sản xuất – tiêu thụ có hiệu quả.
Hằng năm, UBND huyện Phú Tân cũng như Sở, ngành tỉnh hỗ trợ mời gọi doanh nghiệp ký hợp đồng liên kết tiêu thụ sản phẩm nếp, tuy nhiên số lượng doanh nghiệp liên kết không nhiều và việc liên kết chưa bền vững. Kênh cung ứng và phân phối sản phẩm nếp từ nông dân đến người tiêu thụ thông qua 2 kênh chính là Kênh nội địa và Kênh xuất khẩu. Thị phần xuất khẩu chính là Trung Quốc, Cambodia, Indonesia và một số quốc gia khác theo đường chính ngạch và tiểu ngạch.
Hiện nay, sản phẩm nếp của tỉnh An Giang nói chung và sản phẩm nếp của huyện Phú Tân nói riêng đang được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc với tiềm năng phát triển tốt. Tuy nhiên, việc nhận biết thương hiệu còn nhiều hạn chế, những điểm khác biệt của nếp Phú Tân hay nếp An Giang chưa được nhấn mạnh nên chưa tạo điều kiện để chinh phục thị trường trong nước và quốc tế.
Đi cùng với biến động thị trường gần đây, ngoài việc duy trì sản lượng tại thị trường Trung Quốc với mong muốn gia tăng sản lượng tiêu thụ, tạo điều kiện phát triển thị trường, tạo hiệu quả cho những hộ nông dân tập trung sản xuất chuyên canh, thì việc phát triển và quảng bá thương hiệu nếp Phú Tân-An Giang là cần thiết được đầu tư xây dựng thêm tại các quốc gia trên thế giới trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng đi vào chiều sâu.
Xuân Hiếu