CỔNG THÔNG TIN SỞ NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH AN GIANG
nông nghiệp an giang

số điện thoại tiếp nhận
phản ánh kiến nghị về tthc

1

Phòng Tổng hợp - UBND tỉnh

Điện thoại: 02963.957.006

Email: thutuchanhchinh@angiang.gov.vn

2

Tổ kiểm tra công vụ

Điện thoại: 02963.957.049 - 0378.247.247

Email: kiemtracongvu@angiang.gov.vn

đường dây nóng ngành nông nghiệp An Giang

1

Ông Nguyễn Sĩ Lâm (Giám Đốc Sở)

Điện thoại: 0913.979.245

Email: nslam@angiang.gov.vn

2

Ông Lê Hoàng Tâm (Phó Chánh Văn phòng Sở)

Điện thoại: 0919.199.392

Email: lhtam@angiang.gov.vn

Mô hình hiệu quả

Mô hình trồng lúa theo hướng hữu cơ tại huyện Tri Tôn, An Giang

11:40 17/03/2023

Tại An Giang diện tích gieo trồng lúa vụ Đông Xuân năm 2022 - 2023 được 227.548ha, ước năng suất bình quân 7,4 tấn/ha, với sản lượng dự kiến đạt 1,684 triệu tấn. Những năm gần đây năng suất lúa tăng, giá bán ổn định ở mức cao, nhờ đó mà nhà nông thu được lợi nhuận cao hơn, đời sống cải thiện hơn. Tuy nhiên, nhiều nông dân ở nước ta nói chung và nông dân An Giang nói riêng ngày càng có xu hướng lạm dụng rất nhiều phân vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật có thành phần hóa học cho cây lúa trong quá trình canh tác nên đã làm ảnh hưởng khá lớn đến hệ sinh thái xung quanh cây lúa, nhiều loài thiên địch và sinh vật sống quanh đó đã bị suy giảm mật số và giảm tính đa dạng, ngoài những sinh vật ta có thể thấy được bằng mắt thì khi sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật như vậy còn làm ảnh hưởng lớn đến hệ vi sinh vật trong đất, các vi sinh vật có lợi cho cây trồng như thế cũng từ từ bị yếu thế. Sử dụng các phân vô cơ quá nhiều còn làm cho đất bị tổn thương nặng nề và khó hồi phục trong thời gian ngắn, làm ảnh hưởng lớn đến năng suất vốn có của cây lúa, làm giảm năng suất của cây từ đó hiệu quả kinh tế sẽ giảm theo, ngoài ra điều đó còn gây ra ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu bất thường ngày nay. Do đó việc áp dụng mô hình trồng lúa theo hướng hữu cơ là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Khi áp dụng mô hình trồng lúa theo hướng hữu cơ sẽ mang lại cho nông dân nhiều lợi ích lâu dài và bền vững hơn.

Xuất phát từ nhu cầu thực tế, Trung tâm Kỹ thuật – Dịch vụ nông nghiệp phối hợp với Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và PTNT (Recerd) thuộc dự án tăng cường bình đẳng giới và đầu tư kinh doanh có trách nhiệm ở Đông Nam Á giai đoạn 2 (Graisea 2), vụ Đông Xuân năm 2022- 2023, Recerd đã hỗ trợ cho hộ nông dân Chau Kim Tăng, địa chỉ ấp Tô Hạ thuộc Hợp tác xã Núi Tô, huyện Tri Tôn, An Giang thực hiện mô hình trồng lúa theo hướng hữu cơ (giống lúa OM 5451) trên diện tích 4 ha.

Ngày 08/3/2023, Trung tâm phối hợp với Recerd tổ chức hội thảo đánh giá mô hình, nông dân sử dụng hoàn toàn phân bón hữu cơ và thuốc sinh học do Công ty TNHH MTV Trịnh Văn Phú hỗ trợ, không sử dụng phân và thuốc hóa học. Năng suất thu hoạch thực tế đạt 6 tấn /01 ha, lợi nhuận gần 20.000.000 đồng/01 ha, tuy năng suất thấp hơn ruộng sản xuất truyền thống có sử dụng phân bón, thuốc hóa học nhưng Chú Chau Kim Tăng rất hài lòng về kết quả thử nghiệm tại mô hình, và người dân khu vực này rất ủng hộ hướng sản xuất lúa an toàn, hướng hữu cơ, bảo vệ sức khỏe con người và tăng tính bền vững của môi trường.

Khi áp dụng các biện pháp hữu cơ vào trong canh tác chú Chau Kim Tăng thăm đồng thường xuyên để quản lý chặt chẽ sâu, bệnh gây hại. Do mùa vụ thuận lợi, từ khi lúa trổ đến thu hoạch không gặp thời tiết xấu và ruộng sử dụng phân bón hữu cơ cũng giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh và tăng cường sức đề kháng nên ruộng lúa của chú hầu như không xuất hiện các đối tượng sâu, bệnh gây hại tới ngưỡng phải phòng trừ. Khó khăn lớn nhất đối với Chú Tăng và nông dân là vấn đề quản lý ốc, chuột và cỏ dại gây hại. Đối với ốc và chuột một vụ lúa nông dân phải tốn chi phí rất cao cho việc quản lý 2 đối tượng này, ngoài ra nông dân cần phải thận trọng với các loại cỏ dại trong ruộng vì ngoài khả năng cạnh tranh dinh dưỡng với cây trồng rất cao và một số loại cỏ còn là cây ký chủ cho một số loài sâu, bệnh hại.

Ths. Nguyễn Hữu An Khương- KS. Phan Huỳnh Giang San - Trung tâm Kỹ thuật – Dịch vụ Nông nghiệp An Giang