số điện thoại tiếp nhận
phản ánh kiến nghị về tthc
1
Phòng Tổng hợp - UBND tỉnh
Điện thoại: 02963.957.006
Email: thutuchanhchinh@angiang.gov.vn
2
Tổ kiểm tra công vụ
Điện thoại: 02963.957.049 - 0378.247.247
Email: kiemtracongvu@angiang.gov.vn
đường dây nóng ngành nông nghiệp An Giang
1
2
Ông Lê Hoàng Tâm (Phó Chánh Văn phòng Sở)
Điện thoại: 0919.199.392
Email: lhtam@angiang.gov.vn
11:15 21/05/2025
Theo Niên giám Thống kê: Tính đến 31/12/2023, diên tích rừng vùng ĐBSCL là 244,6 nghìn ha, (của An Giang là gần 13,81 nghìn ha); trong đó rừng tự nhiên là 79,2 nghìn ha (An Giang: 1,12 nghìn ha), rừng trồng 165,4 nghìn ha (An Giang: 12,69 nghìn ha). Đến cuối năm 2023, tỷ lệ che phủ rừng vùng ĐBSCL là 5,4% (An Giang: 3,7%).
|
Năm 2017 là năm An Giang có diện tích rừng trồng mới tập trung cao nhất, đạt gần 500 ha, (năm 2013 diện tích rừng trồng mới tập trung là 89,44 ha); gồm rừng sản xuất đạt gần 349 ha, rừng phòng hộ 145 ha và rừng đặc dụng 5,6 ha. Năm 1986, rừng An Giang chủ yếu là rừng Tràm với 12.000 ha, cộng với 300 ha rừng gỗ lá lớn.
|
Theo GS. Lê Bá Thảo: “So với các vùng lãnh thổ khác trong toàn quốc, đồng bằng châu thổ Cửu Long có một diện tích đất thuận lợi cho nông nghiệp hơn cả. Trong tổng diện tích tự nhiên của châu thổ là gần 4 triệu hecta, đất thuận và tương đối thuận cho nông nghiệp, có chừng 1 triệu hecta đất phù sa ngọt ven sông (chiếm 23%), đất phèn và phèn mặn khoảng 1,8 triệu hecta (47%) còn lại là đất mặn khoảng 0,7 triệu hecta (17%). Nếu so với diện tích đất nông nghiệp cả nước, thì riêng đất này ở ĐBSCL đã chiếm một tỷ trọng đến 63,40%. Vì vậy có thể nói rằng vốn đất là vốn quý nhất của đồng bằng châu thổ… Đất phèn bao chiếm diện tích rộng nhất ở châu thổ, phân bố thành vùng tập trung. Đất phèn nặng thấy có ở Đồng Tháp Mười và Hà Tiên, đất phèn nhẹ ở vùng trũng tây Hậu Giang và lác đác ở một số khu vực khác, diện tích lên đến 1,2 triệu hecta, tính cho toàn Nam bộ. Điều kiện cần thiết để hình thành đất phèn là có một nguồn cung cấp lưu huỳnh trong khu vực: đây là hợp chất hữu cơ chứa lưu huỳnh được hình thành từ xác thực vật như sú vẹt, tràm… Các hợp chất này bị phân hủy trong môi trường yếm khí tạo nên các sunfua. Đến lượt mình, các sunfua khi gặp không khí lại bị ôxy hóa thành các sunfat và axit sunfuric. Sự công phá các keo sét bởi dung dịch axit giải phóng các cation kim loại (nhôm, sắt, magiê) độc hại đối với cây cối. Vì vậy khi nói đến đất phèn là nói đến độ chua của đất, độ chua này là do phèn nhôm và phèn sắt thủy phân mà thành. Nước tháo từ khu vực đất phèn ra cũng rất chua, người ta đã ghi được những trị số pH từ 2,5 đến 3, nên nếu dùng nước đó để tưới cho các ruộng khác thì gây tác hại lớn cho cây trồng. Trong thực tế thì độ phì nhiêu tiềm tàng của đất phèn không thua đất phù sa ngọt là mấy nhưng vì quá chua nên cây trồng khó thích ứng để cho năng suất cao…”
|
Tuy nhiên, trong quyển “ĐBSCL, Tài nguyên – Môi trường – Phát triển, các nhà khoa học đã đề xuất các yêu cầu sinh thái cần được tôn trọng ở Hệ rừng Tràm: (i) Cân bằng chế độ nước: Rừng Tràm có sức chịu ngập khoảng 5 tháng/năm; vào mùa khô, mức thủy cấp không được sâu quá 1,5 mét để hạn chế tác động của lửa, loại trừ các cây khác, thúc đẩy tuyển mộ các cây mới mọc. Mức thủy cấp cao, giúp duy trì các tầng Pirite phía dưới đất ở nguyên trạng thái khử, không bị oxyt hóa, phèn hóa. Các tác động lên nước, hạ mức thủy cấp đều có tác hại lên rừng Tràm. Ngược lại, Tràm bị ngập quanh năm cũng không sống được. Các “hồ rừng” cần được điều tiết sao cho rừng Tràm ít nhất có vài tuần khô ráo trong năm để vi sinh trong bộ rễ có thể phát triển được. (ii) Cân bằng với lớp hữu cơ trên mặt đất: Lớp mùn trên mặt đất là cần thiết để duy trì cân bằng Redox, giữ tầng sâu ở trạng thái ẩm và khử trong mùa nắng, để tầng mặt oxyt hóa thành lignin, acid mùn, amoniac tạo nước đỏ. Các sản phẩm này có khả năng trung hòa sulfat và kết hợp với cation Al3+ thành phức hợp không độc. Sau 4 tháng ngâm nước đỏ, pH tăng từ 3,1 lên 6,1. Đến mùa nước nổi, toàn bộ đáy ở trạng thái khử. Nước quét rửa trôi hạt hữu cơ và chất hòa tan tăng nguồn thực phẩm cho cá mới nở và tăng độ phì của đất nhận loại nước rừng này. Tầng than bùn một khi mất, không còn khả năng khôi phục lại, mất đi khối lượng chất hữu cơ rất lớn, và mất đi giá mang phát triển phân vi sinh. Mọi cố gắng của con người để khai thác triệt để hết lớp than bùn của rừng Tràm cho mục đích nông nghiệp và công nghiệp có thể mang lại năng suất trước mắt rất cao, nhưng không bền vững về lâu dài và có thể gây nên những ảnh hưởng môi sinh quan trọng…”
Ngọc Diệp