số điện thoại tiếp nhận
phản ánh kiến nghị về tthc
1
Phòng Tổng hợp - UBND tỉnh
Điện thoại: 02963.957.006
Email: thutuchanhchinh@angiang.gov.vn
2
Tổ kiểm tra công vụ
Điện thoại: 02963.957.049 - 0378.247.247
Email: kiemtracongvu@angiang.gov.vn
đường dây nóng ngành nông nghiệp An Giang
1
2
Ông Lê Hoàng Tâm (Phó Chánh Văn phòng Sở)
Điện thoại: 0919.199.392
Email: lhtam@angiang.gov.vn
09:45 20/02/2025
Rừng có vai trò rất quan trọng trong việc phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, gắn liền với sự phát triển của du lịch, bảo vệ đa dạng sinh học, cũng như phục vụ cho an ninh, quốc phòng biên giới. An Giang có tổng diện tích rừng và đất quy hoạch Lâm nghiệp gần 17 nghìn hecta, gồm rừng đặc dụng, rừng phòng hộ rừng sản xuất. Tỷ lệ che phủ rừng là gần 14 hecta, tập trung chủ yếu tại khu vực đồi núi huyện Tri Tôn, Thoại Sơn, thị xã Tịnh Biên và thành phố Châu Đốc.
|
Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn trong năm 2024 An Giang đã triển khai nhiều hình thức nhằm bảo vệ rừng như tổ chức tuyên truyền các văn bản về bảo vệ và phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) mùa khô. Phổ biến nội dung Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Các văn bản chỉ đạo công tác dự báo và cấp dự báo cháy rừng trên địa bàn tỉnh do Chính phủ, Thủ tướng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tỉnh ủy An Giang về tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng. Đồng thời tổ chức phổ biến, hướng dẫn, triển khai thực hiện các Nghị định và Thông tư hướng dẫn thi hành Luật Lâm nghiệp. Ngoài ra, còn tham gia cộng tác với Ban tuyên giáo Tỉnh ủy viết bài tuyên truyền với nội dung phòng chống cháy rừng trong vào mùa khô trên địa bàn tỉnh.
Bên cạnh đó, An Giang ứng dụng các công nghệ thiết bị bay (Flycam) để đưa vào phục vụ công tác xây dựng bản đồ hiện trạng các diện tích rừng hiện có nhằm tăng cường năng lực quản lý rừng tận gốc và cảnh báo trong công tác PCCCR.
Cùng với đó, thường xuyên phối hợp trao đổi thông tin tình hình vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng; khu vực trọng điểm cháy rừng, phá rừng, khai thác gỗ trái Pháp luật; những địa bàn cần chú ý để tăng cường sự chỉ đạo đối với lực lượng Dân quân tự vệ, công an cấp xã phối hợp với lực lượng Kiểm lâm và các lực lượng khác trong bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng. Phối hợp cập nhật thông tin nắm, dự báo tình hình an ninh trật tự, diễn biến của thời tiết, khí tượng, thủy văn và các tình huống sự cố về thiên tai, dịch bệnh có thể xảy ra trên địa bàn.
Đồng thời, lực lượng Kiểm lâm kết hợp Công an, Dân quân tự vệ, lực lượng đoàn thể ở các địa phương có rừng lồng ghép trong các buổi họp dân để tuyên truyền giáo dục về các nội dung: Phòng cháy, chữa cháy rừng; chống chặt phá rừng, săn bắt động vật rừng, mua bán, vận chuyển gỗ, lâm sản và động vật hoang dã trái pháp luật. Đồng thời thực hiện treo băng rôn, dán áp phích, làm bảng pano cố định, vẽ chữ trên đá tại các vị trí thích hợp để tạo các thông điệp về bảo vệ rừng và PCCCR trên địa bàn các xã, thị trấn có rừng.
Củng cố lực lượng và đầu tư trang bị, lực lượng sẵn sàng làm nhiệm vụ chữa cháy rừng vùng đồi núi với 2.500 người gồm Quân sự, Công an, Kiểm lâm, Ban quản lý rừng, Tổ hợp tác bảo vệ rừng và hợp đồng bảo vệ rừng.
|
Lực lượng Kiểm lâm và các đội chữa cháy tình nguyện thường xuyên được củng cố và kiện toàn lực lượng, triển khai tập huấn xử lý các tình huống cháy rừng để nâng cao nghiệp vụ. Đồng thời lực lượng Kiểm lâm tại cơ sở ứng trực 100% trong các ngày nghỉ, ngày lễ trong những tháng cao điểm mùa khô cho đến khi có mưa nhiều, nhằm bảo đảm an toàn trong công tác phòng chống cháy rừng.
Những tổ chức và cá nhân có diện tích rừng sản xuất đều có bố trí người tuần tra canh giữ và có hệ thống kênh mương khép kín như: rừng Tràm Trà Sư, Lâm trường Tỉnh đội; rừng tràm Nhơn Hưng; rừng tràm Bình Minh, rừng tràm Vĩnh Châu…
An Giang cũng đã trang bị 04 xe tải phục vụ chuyển quân và 126 máy chữa cháy, 146 máy chữa cháy đeo vai và trên 7.535 các dụng cụ như thùng chứa nước, bình xịt, can đựng nước, bàn đập lửa, bàn cào, dao quéo, thùng thiết, kẻng báo động …
Thực hiện triển khai bố trí các phương tiện, máy móc và dụng cụ phục vụ công tác PCCCR theo phương châm 04 tại chỗ. Tổng số điểm đã bố trí và kiểm tra là 230/230 điểm. Hợp đồng lao động tuần tra bảo vệ rừng đã thuê mướn hợp đồng được 88/88 định suất. Thực hiện định vị, rà soát thống kê toàn bộ các hồ đập, bồn chứa nước phục vụ dân sinh và phòng cháy, chữa cháy rừng trên khu vực đồi núi với 190 điểm chứa nước, với dung tích từ 1m3/điểm trở lên.
Ngoài ra, sử dụng nguồn nước dự trữ tại chỗ chủ yếu là chứa trong các can nhựa 10 lít tại các điểm chốt bảo vệ rừng, trong rừng và 454 bồn chứa 01m3 hiện có phần lớn là nguồn nước mưa và tận dụng các hố nước tại chỗ trên các núi để xử lý ngay trong trường hợp khẩn cấp. Đồng thời, xe bồn tiếp nước của Cảnh sát phòng cháy chữa cháy, Ban công trình đô thị của các huyện, thành phố cung cấp nước thực hiện phương án bơm chuyền để phục vụ chữa cháy.
Sử dụng 02 tháp canh cố định bằng thép, 01 tháp được bố trí tại Đại đội bộ binh huyện Tri Tôn, có tầm quan sát tổng quan khu vực phía tây núi Dài; 01 tháp canh tại Trạm Quản lý rừng thuộc xã An Cư, thị xã Tịnh Biên.
Các phương tiện, dụng cụ, máy chữa cháy rừng đều được bố trí tại các điểm, chốt bảo vệ rừng ngoài hiện trường, tuy chưa đầy đủ nhưng vẫn sẵn sàng làm nhiệm vụ chữa cháy rừng theo phương châm 04 tại chỗ.
Trang Nghiêm