số điện thoại tiếp nhận
phản ánh kiến nghị về tthc
1
Phòng Tổng hợp - UBND tỉnh
Điện thoại: 02963.957.006
Email: thutuchanhchinh@angiang.gov.vn
2
Tổ kiểm tra công vụ
Điện thoại: 02963.957.049 - 0378.247.247
Email: kiemtracongvu@angiang.gov.vn
đường dây nóng ngành nông nghiệp An Giang
1
2
Ông Lê Hoàng Tâm (Phó Chánh Văn phòng Sở)
Điện thoại: 0919.199.392
Email: lhtam@angiang.gov.vn
08:34 26/06/2025
Với địa hình thổ nhưỡng vừa có đồng bằng với mạng lưới sông rạch dầy đặc, vừa có núi đồi rợp bóng cây xanh; từ xa xưa, An Giang đã phát huy lợi thế do thiên nhiên ban tặng và đã rất thành công: Từng đứng đầu cả nước về sản xuất lúa và xuất khẩu cá tra phi-lê. Về nguồn lợi rừng, chỉ riêng trong năm 2006, rừng đã cho thu hoạch 60,3 ngàn m3 gỗ, 434 ngàn Ste củi, 2,4 triệu cây tre…. Giá trị sản xuất lâm nghiệp trong năm đạt gần 122,3 tỷ đồng (bình quân giá đô la Mỹ năm 2006 ở mức 16.000 VNĐ/USD).
|
Theo tài liệu Hưởng ứng năm quốc tế về rừng, Tổng cục Môi trường, 2011, (Mai Thị Vân Anh lược ghi): Trung bình một ha rừng thông có thể hút 36,4 tấn bụi mỗi năm, một dải cây rộng 50m cạnh đường giao thông có thể giảm tiếng ồn 20 – 30dB, có 100 tỷ tấn CO2 được cố định bởi quá trình quang hợp do cây xanh và một lượng tương tự được trả lại khí quyển do quá trình hô hấp; sự thoát hơi nước sinh học từ cây rừng tác dụng điều hòa khí hậu và tạo mây mưa; rừng tạo hoàn cảnh tiểu khí hậu tác dụng tốt cho sức khỏe con người, làm giảm nhiệt độ và tăng độ ẩm không khí, một số loài cây có tác dụng diệt khuẩn (thông, bạch đàn, quế); rừng bảo vệ nguồn nước, đất, chống xói mòn thông qua việc giữ và phân phối nước mưa rơi; thảm mục rừng chứa các chất dinh dưỡng, khoáng, mùn ảnh hưởng đến độ phì nhiêu của đất.
Theo thống kê của Bộ NN & PTNT, năm 2023, diện tích rừng đặc dụng và rừng phòng hộ cả nước là trên 13 triệu ha, và được chia thành 3 nhóm: (i) Rừng đặc dụng, chủ yếu là các khu bảo tồn, chiếm khoảng 15% tổng diện tích rừng và mục tiêu quản lý của nhóm này là bảo tồn các hệ sinh thái và sự đa dạng của các loài động và thực vật; (ii) Rừng phòng hộ, chiếm khoảng 36% tổng diện tích rừng, được quản lý nhằm mục tiêu phòng hộ các lưu vực sông, bảo vệ đất và môi trường; hơn 70% rừng ngập mặn ở Việt Nam là rừng phòng hộ; (iii) Rừng sản xuất, chiếm khoảng 47% tổng diện tích rừng, là nguồn cung cấp gỗ và các loại lâm sản.
|
Tại An Giang, hiện trạng rừng đến tháng 31/12/2023 là gần 13,81 ngàn ha, tỷ lệ che phủ rừng đạt 3,7%. Năm 2010 là năm phát triển rừng trồng tập trung nhiều nhất, đạt hơn 988 ha, chủ yếu là rừng phòng hộ. Năm 2017 diện tích rừng trồng mới tập trung đạt hơn 499 ha, gồm rừng phòng hộ 145 ha, rừng sản xuất đạt gần 349 ha và rừng đặc dụng 5,6 ha (Tịnh Biên: 197 ha, Tri Tôn: 300 ha và Thoại Sơn: 2,7 ha). Năm 2017 cũng là năm doanh nghiệp tham gia trồng rừng nhiều nhất, đạt gần 194 ha, chủ yếu là rừng sản xuất.
Năm 2020 diện tích có rừng của An Giang đạt gần 13,79 ngàn ha, gồm 1,12 ngàn ha rừng tự nhiên và gần 12,67 ngàn ha rừng trồng; phân bố ở Châu đốc: gần 165 ha, Tịnh Biên: 6,4 ngàn ha, Tri Tôn: hơn 6,9 ngàn ha và Thoại Sơn 263 ha. Từ vài năm nay, bình quân mỗi năm, rừng cho thu được khoảng: 35 ngàn m3 gỗ, hơn 270 ngàn Ste củi, 5 triệu cây tre, 7 ngàn tấn măng tươi, 80 tấn me chua, 800 ngàn kg rau rừng… Sản lượng tre hầu như tăng đều mỗi năm nhờ nhu cầu về măng và nhu cầu dùng tre làm vật liệu xây dựng tăng. Số liệu về sự sụt giảm sản lượng gỗ khai thác từ rừng đã phản ánh sự đầu tư trồng cây rừng giảm cả về số lượng trồng mới và chất lượng cây rừng. Cây rừng giảm giá do sức mua của thị trường giảm, cũng đồng thời do giảm chăm sóc nên rừng phát triển không như mong đợi. Nhưng hiện nay, đâu chỉ riêng gỗ rừng mất giá mà hầu hết các mặt hàng nông sản khác cũng đều giảm giá rất nhiều so với vài năm trước. Ngay cả mặt hàng cao cấp là sầu riêng cũng cùng một mối sầu chung.
Suy giảm kinh tế và sự kém thu hút của thị trường gỗ, rồi kéo theo sự giảm diện tích rừng cây lâu năm, dẫn đến việc tạo “tiểu khí hậu” nhờ độ che phủ rừng cũng giảm. Trong quyển Đồng bằng sông Cửu Long - Tài nguyên - Môi trường - Phát triển, các nhà khoa học đã khẳng định: “Việc trồng rừng phòng hộ, trồng rừng bằng các loại cây thích hợp trong các hệ sinh thái ngập mặn, ngập úng, trong các vùng phèn nặng còn hoang cần được đẩy mạnh. Cần giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái với bảo vệ rừng, trồng cây phân tán và triển khai nền “Lâm nghiệp xã hội”, đưa độ che phủ rừng hiện nay là 18% (tính cả diện tích cây lâu năm, cây ăn trái trong đất thổ cư) lên 25%, chậm nhất vào năm 2000”.
Ngọc Diệp