CỔNG THÔNG TIN SỞ NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH AN GIANG
nông nghiệp an giang

số điện thoại tiếp nhận
phản ánh kiến nghị về tthc

1

Phòng Tổng hợp - UBND tỉnh

Điện thoại: 02963.957.006

Email: thutuchanhchinh@angiang.gov.vn

2

Tổ kiểm tra công vụ

Điện thoại: 02963.957.049 - 0378.247.247

Email: kiemtracongvu@angiang.gov.vn

đường dây nóng ngành nông nghiệp An Giang

1

2

Ông Lê Hoàng Tâm (Phó Chánh Văn phòng Sở)

Điện thoại: 0919.199.392

Email: lhtam@angiang.gov.vn

Lâm nghiệp

Phát triển bền vững tài nguyên Rừng (tiếp theo)

10:45 31/03/2025

Rừng là tài nguyên quý giá của đất nước. Rừng không những là cơ sở phát triển kinh tế, xã hội mà còn giữ chức năng sinh thái cực kỳ quan trọng. Rừng tham gia vào quá trình điều hòa khí hậu, đảm bảo chu chuyển oxy và các nguyên tố cơ bản khác trên hành tinh; duy trì tính ổn định và độ màu mỡ của đất; hạn chế lũ lụt, hạn hán; ngăn chặn xói mòn đất; làm giảm nhẹ sức tàn phá khốc liệt của thiên tai. Rừng giúp bảo tồn nguồn nước và làm giảm mức ô nhiễm không khí.

Cụ thể: Rừng phòng hộ đầu nguồn giúp giữ đất, giữ nước, điều hòa dòng chảy, chống xói mòn, rửa trôi, thoái hóa đất. Rừng phòng hộ đồng ruộng và khu dân cư giúp giữ nước, cố định phù sa, hạn chế lũ lụt và hạn hán, tăng độ ẩm cho đất. Rừng phòng hộ khu công nghiệp và khu đô thị giúp làm sạch không khí, tăng dưỡng khí, giảm thiểu tiếng ồn, điều hòa khí hậu tạo điều kiện cho công nghiệp phát triển bền vững.

Riêng về rừng tràm. Theo nhận định của các nhà khoa học: "Rừng tràm là một hệ sinh thái ổn định của vùng trũng nội địa, ngập hàng năm từ 2 - 5 tháng do lũ và có nơi lớp xác bã thực vật tích tụ thành than bùn giữ ẩm cho đất, chống hiện tượng phèn hóa và tạo điều kiện thuận lợi cho các thú hoang, tôm cá đến sinh sống và phát triển...". Thế nhưng, việc phát triển rừng tràm vẫn gặp rất nhiều vấn đề trở ngại: "Về phương diện chất lượng, rừng tràm mới phủ xanh phát triển tốt nhưng hay bị cháy vào cuối mùa khô. Tràm trong hồ rừng bị ngập nước suốt năm phát triển không bình thường. Tràm ở U Minh mọc lại sau đám cháy trên nền lớp than bùn bị mỏng đi phát triển không tốt như trước. Rừng ngập mặn chất lượng ngày càng giảm trước sự khai thác thiếu quy hoạch và quá nhanh so với tốc độ phát triển của rừng..."

Cũng trong đề tài "Giữ nước cho Đồng bằng sông Cửu Long", một đoạn trong tóm lược đồ án, đã nêu những lợi thế và tiềm năng của rừng tràm: "Rừng tràm không chỉ chứa đựng những giá trị về kinh tế và môi trường như các loại rừng khác, mà rừng tràm còn là một hệ sinh thái ngập nước độc đáo: Vừa có khả năng trữ nước vừa giúp bảo vệ đa dạng sinh học, và mang lại sinh kế cho người dân từ các sản vật của rừng như: tinh dầu, gỗ, nuôi cá dưới rừng tràm, nuôi ong lấy mật, du lịch sinh thái…"

Lợi thế của rừng Tràm rất lớn, nhưng cũng song hành với các trở ngại là rừng tràm ngập nước suốt năm thì chậm phát triển, còn rừng tràm mới thì vào cuối mùa khô lại rất dễ bị cháy. Như vậy, cần giữ cho rừng tràm không bị thiếu nước vào mùa khô, nhưng phải đảm bảo rừng không thường xuyên bị ngập nước.

Để điều chỉnh mức nước theo nhu cầu của rừng, chỉ có cách duy nhất là đào kênh thì mới chủ động việc trữ nước. Có kênh, có nước trong rừng thì có nguồn lợi cá tôm. Theo tác giả, nguồn lợi từ việc nuôi cá dưới tán rừng tràm, ước tính như sau: Năng suất: 400 – 600 kg/ha/1,5 năm. Đơn giá: 40 – 60 ngàn đồng/kg (cá sặc rằn, cá lóc, trê…). Và cho thu nhập: 15 – 30 triệu đồng/ha/năm.

Ngọc Diệp